Thiên nhiên hoang dã: Những sát thủ săn mồi bậc thầy của ngụy trang, đặt bẫy và rình rập

Đó là những loài động vật biết ngụy trang tài tình, dương Đông kích Tây... tại ra cái bẫy để săn mồi...

Với nhiều loài động vật, việc tồn tại và phát triển không phải là điều dễ dàng. Ngay cả những loài động vật có tốc độ, sức khỏe và sự dẻo dai đôi khi cũng phải cố hết sức mới "trụ vững" được. 
 
Thế nhưng, có một số loài dù không có sức mạnh đó nhưng đã biết cách sử dụng những cái bẫy “chết chóc” để sinh tồn...
 
1. Ngọa hổ tàng long
 
Các "ứng cử viên" sáng giá trong việc ứng dụng tốt loại bẫy này gồm có rắn Cantil, báo đốm Mỹ và cá cần thủ (anglerfish). Tất cả chúng đều đã ngụy trang rất hoàn hảo các bộ phận của mình để lôi kéo con mồi sa vào bẫy.
 
Không có tốc độ và sự dẻo dai giống như đồng loại của mình, rắn Cantil có một cơ thể nặng nề và hoàn toàn không có khả năng rượt đuổi con mồi khi cần thiết. Vậy nên thay vì chủ động tìm kiếm con mồi, chúng đã tìm ra cách để gọi con mồi đến. 
 

Loài rắn Cantil với chiếc đuôi màu sáng.
 
Đuôi rắn Cantil rất nhỏ và có màu sáng giống như một con sâu đang quằn quại. Sâu là thức ăn được rất nhiều loài ưa thích nên đương nhiên cái bẫy này đã dụ được vô số con mồi tiếp cận bao gồm các loài chim, ếch, thằn lằn... Tất cả những gì rắn Cantil phải làm chỉ là há miệng và cắn chặt con mồi, chúng sẽ có một bữa ăn ngon miệng.
 
Báo đốm Mỹ (Jaguar).
 
Tương tự với rắn Cantil là cá cần thủ và báo đốm Mỹ. Mặc dù là loài săn mồi lớn, nhưng thức ăn ưa thích của báo đốm Mỹ lại là cá. Và chúng đã sử dụng đuôi của mình như một chiếc cần câu chuyên dụng. Báo đốm Mỹ sẽ đập nhẹ đuôi của mình vào nước để cho giống với một loài côn trùng đang bơi, hay trái cây rơi xuống nước. 
 
 
Bằng cách này, các loài cá sẽ không mảy may nghi ngờ và bơi đến chỗ có gợn nước mà không biết rằng đây là cái bẫy chết người dành riêng cho chúng. Đến khi phát hiện ra thì đã quá muộn, những chiếc chân của báo đốm Mỹ sẽ giống như một chiếc vợt và hất chúng lên bờ.
 
Cá cần thủ với chiếc cần câu có bóng đèn phát sáng trên đầu.
 
Cá cần thủ thì đã tự tiến hóa một chiếc “cần câu” trên lưng nó với đầu cần là một chiếc bóng đèn phát sáng di động. Tất nhiên da của cá cần thủ có thể hấp thụ ánh sáng đó nên những gì con mồi nhìn thấy chỉ là một “vật thể sáng” đang lơ lửng mà thôi. 
 

 
Con mồi tò mò lại gần và những gì chúng nhận được là một cú đớp cực mạnh, nuốt nó vào dạ dày. Sau đó, cá cần thủ lại tiếp tục chờ đợi con mồi khác. 
 
2. Dương Đông kích Tây
 
Đây là cách săn mồi thường thấy của rắn có xúc tu và gấu trúc Coati. Rắn có xúc tu là một loài chỉ được tìm thấy ở Đông Nam Á. Chúng sống hoàn toàn dưới nước và ăn cá là chủ yếu. 
 
Mặc dù tốc độ vồ mồi của chúng là rất cao, chỉ mất 15 mili giây cho một cú ngoạm, nhưng chúng không hề dựa dẫm vào thứ vũ khí này. 
 

Loài rắn có xúc tu.


 
Cách săn mồi của chúng hoàn toàn dựa vào phản xạ của con mồi và sự dẻo dai của cơ thể. Khi con mồi lại gần, nó sẽ giẫy nhẹ người, tạo rung động nước ở một vị trí nào đó. Theo phản xạ tự nhiên, con mồi lập tức sẽ bơi theo hướng ngược lại và thật không may, ở hướng đó chính là hàm răng của con rắn. 
 

 
Gấu trúc coati cũng sử dụng phương pháp tương tự, nhưng là theo đàn. Thức ăn chủ yếu của chúng là thằn lằn xanh iguana - một loài chủ yếu sống trên cây và có một thói quen khá nguy hiểm: đó là nhảy từ trên cây xuống đất khi có “biến”. 
 
 
Biết được điều đó, đàn gấu sẽ cử 2 - 3 con trèo lên cây để dọa, những con còn lại đợi ở dưới. Khi con mồi nhảy từ trên cao xuống đất thì đó cũng chính là lúc nó tự kết thúc cuộc đời mình.
 
3. Gậy ông đập lưng ông
 
Như các bạn đã biết, loài nhện có một cách bắt mồi độc đáo, đó là giăng lưới. Sau khi giăng lưới xong, chúng chỉ cần đợi con mồi sa bẫy và sau đó sẽ đến giết con mồi. Nhưng đấy cũng là cách mà chúng bị ăn thịt bởi cái bẫy của chính mình.
 

Hình dáng loài bọ sát thủ.
 
Không như các loài côn trùng khác cố tránh khỏi lưới nhện, loài bọ sát thủ chủ động tìm đến cái bẫy, nhưng không phải để chết mà săn mồi. 
 

 
Bọ sát thủ sẽ chạm nhẹ vào chiếc lưới, tạo ra những rung động giống như con mồi bị mắc kẹt. Con nhện tưởng rằng con mồi đã sa lưới và chạy ra để “xơi”, nhưng thực tế là nó đã tự giết chính mình. 
 
Ngay lập tức, nó nhận được một nhát cắn chí mạng và trở thành thức ăn cho kẻ săn mồi kia. Nhện ta đã bị lừa bởi cái bẫy của chính mình.
 
4. Thả con săn sắt, bắt con cá rô
 
Nếu ai đã từng câu cá, hẳn biết rằng trước khi thả cần, ta phải rắc thức ăn quanh vùng nước đó đã. Làm như thế sẽ thu hút các loài cá về phía mình. Và loài diệc xanh đã học tập được điều đó.
 

 
Diệc xanh thường đến các rìa hồ, ăn trộm thức ăn và sau đó dùng chính chúng làm mồi. Đầu tiên, diệc xanh thả tất cả xuống nước và chờ đợi bất kỳ con cá nào xấu số mò đến. 
 

 
Không những thế, chúng còn là loài vô cùng thông minh khi “thử nghiệm” từng loại mồi khác nhau đến khi đạt được hiệu suất cao nhất. Thậm chí những lúc bắt được cá nhỏ, diệc xanh không ăn ngay mà còn sử dụng chính con cá đó để săn tiếp con cá lớn hơn.
 
Một số chuyên gia tin, chúng học được điều này từ con người, trong khi những người khác nghĩ, diệc xanh tự học bằng cách quan sát phản ứng của các loài cá khi có vật rơi xuống nước. 
 
 
Dù bằng cách nào, hành vi này rõ ràng là không theo bản năng. Do đó, nhiều người cho rằng, diệc xanh rất có thể là một trong những loài động vật ăn thịt thông minh nhất.

Theo Kênh 14

Bài cùng chuyên mục

 
 

  • Thiết kế web

    www.webdesign.vn

    Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

  • Tin kinh tế

    www.tinkinhte.com

    Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

  • Tin sức khỏe

    www.tinsuckhoe.com

    Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

  • Tin khoa học

    www.tinkhoahoc.com

    Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

  • Tin pháp luật

    www.tinphapluat.com

    tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.