Thú chơi cá cảnh biển

 Chơi cá cảnh ngày nay đã thành nghệ thuật. Không mấy ai xa lạ với thú chơi thanh tao này. Ngồi ngắm bồn cá cảnh, ta thấy tâm hồn thư thái, nhẹ nhàng – một cách thư giãn hiệu quả.

Cá cảnh nước ngọt đã được khai thác và phổ biến cách rộng rãi, nhưng cá cảnh biển quả là hiếm. ai đã biết đến khu du lịch Đầm Sen ở TP HCM chắc không quên thăm thủy cung. Thủy cung có cấu trúc theo kiểu hang động. Bên ngoài là giả sơn bề thế. Bên trong là là toàn bộ hồ cá, hầu hết là cá nước mặn. Cá cảnh biển phong phú, đa dạng hơn cá cảnh nước ngọt. Từ cá hải quỳ đến cá nàng tiên lộng lẫy, cá mập hung tợn. Mỗi loại mỗi vẻ, màu sắc hài hòa, linh động khiến người xem mãi không chán. Để hình thành thủy dung này cso lẽ tốn nhiều tỷ bạc với bao nhiêu công sức. Là trung tâm du lịch nên việc hi phí lớn là lẽ đương nhiên, nhưng ở Quy Nhơn, tư nhân cũng chơi cá cảnh biển, phải chăng họ quá giàu?
 
 
Thưa rằng: Không! Đây là thú chơi trời cho, trời đã ưu ái cho thành phố nhỏ bé này. Họ chỉ công phu thôi! Xin mời bạn về Quy Nhơn cùng chúng tôi tham gia một chuyến du lịch – tham quan Cù Lao Xanh. Nếu có nhiều tiền, thuê một chiếc cano riêng, bằng không bạn nhờ thuyền tàu, cano sang đảo. ĐI về trong một ngày. Nếu thuận tiện xin mời bạn ở chơi một đêm. Bạn sẽ được thưởng trăng, một cảnh trăng tuyệt vời. Trăng chui lên từ biển, trong veo, không một vẩn mây. Nếu bạn là nhà bơi lội, ngoài cái thú tắm bienr, bận còn được tham gia cuộc săn đuổi từng đàn cá màu tung tăng hay vội vàng qua mắt bạn. Bạn sẵn sáng gương lăn, chân vịt, theo ngư dân lặn xuống nước, bên ghềnh đá, bạn sẽ tường tận cái mênh mông, sâu thẳm của biển cả. Những đám san hô đủ màu, những đám hải quỳ xúc tu tua tủa tỏa luân vũ trong nước xanh. Trước mắt bạn là những bầy cá xanh sọc vàng, hoặc xanh lơ. Cá hải quỳ đó! Nó có tên khoa học là Amphibrion. Sở dĩ cá có cái tên hải quỳ là vì trong tự nhiên cá sống cộng sing với hải quỳ. Cá được che chở bằng cách chui vào các xúc tu. Hải quỳ dùng xúc tũua đuổi những loài gây hại cho cá. Mặt khác, cá mang lại thức ăn cho hải quỳ và đánh đuổi laoij cá chuyên ăn xúc tu là nàng cá đào.
 
Cá khá dạn người: nếu chúng ta lội nhẹ thì cá hải quỳ vẫn luẩn quẩn quanh ta. Thậm chí có thể chộp bắt bằng tay. Thỉnh thoảng chúng ta gặp nhiều loại cá khác như cá ngựa – tên khoa học là Hippocampuskuda, sống lẫn trong rong, tảo biển trong vùng nước êm, chúng bám sát, nằm yên lặng trong nhánh rong. Cá ngựa, ngoài việc làm cảnh, nó còn là phương thuốc quý trị hen suyễn (theo người dân). Đôi khi họ cũng bắt nhiều loại cá lạ mà đẹp nhất là loại ca bướm, hay còn gọi là cá thần tiên hồng. Nó có bộ vây rất phát triển. Nhìn cá lội như một nàng tiên khoác bộ cánh thiên thần mỏng manh, dịu dàng. Cá lẫn vào san hô, đứng yên phe phẩy những vây cực kỳ quyến rũ. Thấy người hoặc cá lạ, “nàng” vụt biến mất.
 
 
Ba loại cá này có khá nhiều ở Cù Lao Xanh – Quy Nhơn. Nếu bạn không bắt được, hãy nhờ ngư dân. Giá không cao lắm. Chỉ độ vài ngàn thôi, nhưng việc chuyên chở mới khó khăn. Khi tìm được đủ cá, bạn phải lên tàu trở về ngay vì cá không chịu nhốt trong bì thiếu oxi. Tốt nhất là mang theo bình oxi nhỏ. Xin nhắc bạn một điều nữa, nhớ nuôi chung một số hải quỳ mới đpej và cá lại dễ sống.
 
Ở nhà, bạn sẵn sàng một hồ nước biển (Quy Nhơn) đặt vào đó cái bơm lọc nước liên tục và tạo sóng, vài vòi bơm sục khí… thế là bạn đã có một hồ cá nước mặn lạ mắt và quý giá. Thức ăn cho chúng ư? Sáng sớm, tập thể dục, bạn đến bãi biển Quy Nhơn, ruốc tươi rất nhiều, bạn có thể mua hay xin một vốc. Thế là đủ!
 
Trên đây là thú chơi cá cảnh biển cảu người Quy Nhơn nơi thành phố biển có nhiêu ưu thế.
 
Gần đây ở Hà Nội và Tp HCM cũng nổi lên phong trào chơi cá cảnh biển. Thú chơi ở 2 thành phố này đòi hỏi nhiều công phu hơn. Bể cá cũng lớn hơn, phải trên 120 lít. Phải có bô lọc lớn, lọc sạch để tránh cá bị bệnh. Phải giữ nhiệt độ khoảng 28 độ C và độ pH đúng theo tiêu chuẩn nước biển.
 
Tiền đầu tư cho một bể cá nước mặn lên đến hàng chục triệu đồng. Ngaoif ra còn phải thay cá mới. Cá ở Hà Nội và khá đắt, nếu so sánh giá cả với Quy Nhơn thì giá đắt gấp nhiều lần.
 
Ngoài các loại cá cảnh biển nhứ: cá hoàng đế, hoàng hậu, nàng đào, mao tiên, cá bướm, cá nàng tiên, người Hà Nội còn nuôi Hải Quỳ và san hô cũng không kém hấp dẫn (xin đừng nhầm lẫn hải quỳ và cá hải quỳ)
 
Hải quỳ màu sắc thật lộng lẫy đủ màu sắc, khi xòe khi nở lung linh như  những đóa hoa biển tuyệt đẹp. Nuôi san hô và hải quỳ có ohaanf dễ hơn nuôi cá biển vì ít phải cho ăn, nhưng phải làm thế nào để nhiệt độ bể ổn định cớ 56- 26 độ C. Cho nên về mùa hè nóng nực thì phải có máy lạnh để ổn định nhiệt độ và về mùa đông phải sưởi ấm.
 
Thú chơi này tuy được nhiều người mến mộ nhưng nó đồi hỏi chi phí khá lớn và người chơi phải có nhiều thời gian học hỏi và rút kinh nghiệm. Sách vưor tài liệu về cá cảnh biển không nhiều, nên việc học hỏi chủ yếu là rút kinh nghiệm từ thực tế. Hy vọng rằng sau một thời gian nữa thú chơi cá cảnh biển sẽ trở thành phổ thông và ít tốn kém hơn. Nghề chơi nào quả cũng lắm công phu!

(Theo sinhvatcanh)

Bài cùng chuyên mục

  • Cá chọi, cá thia xiêm, thia lia xiêm

    Thân thon dài, dẹp bên gần như hình chữ nhật. Miệng nhỏ nẳm ở đầu mõm, hơi xiên. Viền trên của đầu dốc xuống. Mắt to, xương trước mắt trơn. vảy trên to vừa, thuộc loại vảy tròn. Các vây ở bụng có dạng như thanh kiếm, vây lưng nằm ở quá nửa sau của lưng.

  • Cận cảnh loài chó ngao Tây Tạng giá "khủng"

    Chó ngao Tây Tạng là giống chó săn tinh khôn xuất hiện cách đây 5000 năm và là giống có bộ gene cổ xưa nhất thế giới. Tại Trung Quốc, giá của loại chó này có khi lên đến 750.000 USD.

  • Cá rồng: Kim Long Quá Bối (Scleropages Macrocephalus)

    Kim Long Quá Bối (Crossback Golden) còn được gọi là "Malaysia Golden" hay "Malayan Bonytongue", đây là một trong hai giống cá rồng đẹp và mắc tiền nhất trên thị trường cá cảnh

  • Cá vàng - Carassius auratus (Gold fish)

    Cá vàng đã được nuôi trong bể cạn, non bộ, trong bể kính, trong hồ cá từ lâu ở nước ta, đã thích nghi với điều kiện sống.

  • Nuôi chim cảnh sinh sản

    Một số loài chim cảnh như: cu gáy, chích chòe than, khướu, họa mi, nhồng, sáo, yến, vẹt (yến phụng) có khả năng sinh sản trong lồng và sinh sản ngoài vườn mở ra một hướng đi mới cho chim cảnh

  • Tìm hiểu về cá rồng

    Cá rồng thuộc họ cá Osteiglossidae, một trong những họ cá xương có từ lâu đời nhất thế giới: gần 200 triệu năm nay.

 
 

  • Thiết kế web

    www.webdesign.vn

    Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

  • Tin kinh tế

    www.tinkinhte.com

    Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

  • Tin sức khỏe

    www.tinsuckhoe.com

    Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

  • Tin khoa học

    www.tinkhoahoc.com

    Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

  • Tin pháp luật

    www.tinphapluat.com

    tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.