Phát hiện loài "rắn mù" kỳ lạ ở Brazil

 Một loài động vật mới có hình dáng kỳ lạ được các nhà sinh thái học phát hiện dưới lòng hồ thủy điện trên một dòng sông ở Rondonia, Brazil.

Tiến sĩ Julian Tupan và các cộng sự thuộc công ty điện lực Santo Antonio đã phát hiện 6 cá thể của một loài vật kỳ lạ dưới đáy đập thủy điện trên sông Madeira ở Rondonia, Brazil. Những cá thể này có tên khoa học là atretochoana eiselti.
 
Trên thực tế, 6 cá thể của loài atretochoana eiselti được phát hiện từ tháng 11/2011, nhưng chúng chỉ được công bố mới đây sau khi các nhà khoa học xác định chúng thuộc một loài mới rất hiếm gặp. Những người dân địa phương cho biết họ phát hiện loài này lần đầu tiên từ năm 1968.
 
 
 
Loài atretochoana eiselti dài khoảng 1m và không có mắt. Mặc dù bề ngoài giống rắn, nhưng chúng lại không thuộc loài bò sát mà có họ hàng gần với kỳ nhông và ếch.
 
Tiến sĩ Julian Tupan cho biết: “Trong số 6 cá thể Atretochoana eiselti chúng tôi bắt được, 1 con đã chết, 3 con được thả lại tự nhiên và 2 con khác được giữ lại để nghiên cứu. Chúng tôi nghĩ chúng thở qua da và có thể ăn những loài cá nhỏ và giun, nhưng vẫn chưa chứng minh được điều này".
 
 
Loài atretochoana eiselti được phát hiện lần đầu tiên từ năm 1968
 
Khu vực Amazon là nơi ẩn chứa rất nhiều bí ẩn về loài bò sát và lưỡng cư. Các nhà khoa học nhận định rằng vẫn còn rất nhiều loài động vật mới ở đây chưa được phát hiện.

(Theo Bee, Daily Mail)

Bài cùng chuyên mục

  • Rắn khởi nguồn từ lòng đất

    Theo một phát hiện đáng ngạc nhiên về sự tiến hóa của loài rắn, hầu hết loài máu lạnh đang cư trú trên mặt đất ngày nay đều bắt nguồn từ các tổ tiên sống trong lòng đất.

  • Khám phá bốn loài thằn lằn mới ở Việt Nam

    Bốn loài thằn lằn đá mới đã được khám phá ở miền Tây Nam bộ Việt Nam. Khám phá này vừa công bố trên Tạp chí Herpetologica, một tạp chí khoa học quốc tế chuyên về các loài lưỡng cư và bò sát. Bốn loài thằn lằn đá con ngươi tròn đặc hữu giống Cnemaspis thuộc họ Tắc kè - Gekkonidae được khám phá ở miền Tây Nam bộ Việt Nam.

  • Lạ lùng loài vật có "vũ khí tán gái" nhất Việt Nam

    Con vật này sẽ khiến nhiều người giật mình vì vẻ ngoài ấn tượng - được xem là vũ khí "tán gái" trong mùa sinh sản.

  • Rùa tai đỏ

    Rùa tai đỏ (Trachemys scripta elegans) là loài động vật thuộc bộ rùa (Testudinata), lớp bò sát (Reptilia), phân bố tự nhiên ở các vùng nước nội địa Bắc Mỹ. Đây là loài rùa cỡ nhỏ (chiều dài của mai rùa chỉ đạt khoảng 20-25cm), ở vùng lưng, cổ của loài rùa này thường hay có mảng đỏ, trên mai rùa có những sọc vàng cam.

  • Loài rắn biển độc chết người

    Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Queensland vừa khám phá ra bí mật của các con rắn biển có nọc độc nguy hiểm chết người vốn trước đây được coi là thuộc về một loài duy nhất.

  • Những chuyện lạ ít biết về loài rắn

    Rắn là động vật bò sát, máu lạnh, cùng lớp với các loài vật có vảy như thằn lằn, tắc kè nhưng lại có răng. Ngoài ra, rắn còn là động vật không tai, không mũi, nhưng lại rất thính và rất tinh, có thể nghe và đánh hơi thấy mùi từ rất xa. Chưa hết, rắn còn có vũ khí sinh học rất lợi hại, đó là răng nanh và nọc độc..., nhưng vẫn còn nhiều điều chưa biết về loài động vật bò sát này.

 
 

  • Thiết kế web

    www.webdesign.vn

    Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

  • Tin kinh tế

    www.tinkinhte.com

    Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

  • Tin sức khỏe

    www.tinsuckhoe.com

    Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

  • Tin khoa học

    www.tinkhoahoc.com

    Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

  • Tin pháp luật

    www.tinphapluat.com

    tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.