Rồng Komodo lại tấn công người

 Một con rồng Komodo đã vồ hướng dẫn viên du lịch tại một vườn quốc gia Indonesia, chỉ hai tuần sau khi xảy ra một vụ tấn công tương tự, hãng AFP đưa tin ngày 20/2.

Con rồng dài hơn hai mét xuất hiện khi người hướng dẫn viên đi ngang hang của nó vào ngày 19/2, trong lúc cùng bốn du khách bản địa đến đảo Rinca, một trong hai đảo có rồng Komodo sinh sống thường xuyên được khách du lịch tham quan.
 
“Anh đã cố gắng tự vệ bằng một chiếc gậy nhưng con Komodo mạnh và nhanh hơn anh ấy, và anh đã bị cắn ở bắp chân phải”, ông Heru Rudiharto thuộc Ban quản lý Vườn quốc gia Komodo cho biết.
 
 
Một con rồng Komodo ở Indonesia - (Ảnh: AFP)
 
Người hướng dẫn viên 25 tuổi tên Abdurahman đã được đưa đến bệnh viện trên đảo Flores gần đó để khâu vết thương.
 
Rồng Komodo được cho là săn mồi bằng chiến lược “cắn và chờ”, tức sử dụng các vi khuẩn độc hại trong nước bọt để làm suy yếu hoặc giết chết con mồi trước khi ăn mồi.
 
Các nghiên cứu mới cho thấy, hàm của rồng Komodo có những tuyến chất độc tinh vi vốn có thể gây bại liệt, co cứng và sốc do xuất huyết.
 
Chúng sinh sôi và phát triển trên nhiều hòn đảo của Indonesia và được xem là loài động vật bị đe dọa tuyệt chủng, với chỉ vài ngàn con còn tồn tại trên thế giới. “Thực đơn” của chúng thường bao gồm các động vật hữu nhũ lớn, các loài bò sát và chim.
 
Rồng Komodo có thể phát triển dài đến ba mét, nặng 70kg.
 
Đầu tháng này, một con Komodo đã tấn công hai nhân viên vườn quốc gia khiến họ phải nhập viện do thương tích nghiêm trọng.
 
Một nhân viên 50 tuổi đang ngồi ở bàn làm việc tại văn phòng tiếp đón du khách trên đảo Rinca thì một con rồng dài hai mét bò vào phòng của ông. Một nhân viên khác 35 tuổi nghe tiếng thét đã chạy đến cứu đồng nghiệp nhưng cũng đã bị con vật hoang dã cắn vào chân.

(Theo Thanh Niên)

Bài cùng chuyên mục

  • Khả năng thần kỳ của rắn biển

    Các nhà khoa học đã phát hiện một loài rắn biển có thể nhịn khát đến 7 tháng mà không cần ngụm nước ngọt nào, bất chấp chúng sống trong môi trường biển cả.

  • Phát hiện loài rắn biển cực độc mới

    Các nhà khoa học vừa phát hiện loài rắn biển cực độc, hình dạng vô cùng bí hiểm từ đầu đến đuôi tại vùng biển ngoài khơi phía bắc nước Úc. Nó có tên khoa học là Hydrophis donaldi, màu vàng nâu.

  • Vì sao rắn hổ mang xẻ thịt nhau lại không trúng độc chết?

    Hổ mang (Cobra snake), một loài rắn kịch độc, nổi tiếng với khả năng tiêu diệt các loải rắn khác, thậm chí cả đồng loại của chúng. Tuy nhiên điều lạ ở chỗ, trong quá trình giao đấu bị thương và ngấu nghiến, ăn tươi nuốt sống con mồi kịch độc, rắn hổ mang lại không hề trúng độc chết như lẽ thường

 
 

  • Thiết kế web

    www.webdesign.vn

    Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

  • Tin kinh tế

    www.tinkinhte.com

    Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

  • Tin sức khỏe

    www.tinsuckhoe.com

    Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

  • Tin khoa học

    www.tinkhoahoc.com

    Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

  • Tin pháp luật

    www.tinphapluat.com

    tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.