Chim mái biết ngăn chặn ngoại tình

 Con mái trong loài chim ăn kiến biết cách tạo ra những âm thanh khiến những "chị em" độc thân khác không thể nghe được những giai điệu tán tỉnh của bạn đời. 

 
Một con chim ăn kiến ở Ecuador. Ảnh: birdfinders.co.uk.
 
Chim ăn kiến (Thamnophilidae) sống ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới ở châu Mỹ. Chúng ăn kiến, côn trùng và một số động vật chân đốt. Sau khi theo dõi một thời gian dài, các chuyên gia Đại học Oxford (Anh) nhận thấy các cặp vợ chồng chim ăn kiến thường song ca với nhau khi phải tranh giành lãnh thổ hoặc thi thố với các cặp khác. 
 
Nhưng khi chim trống tới gần một con mái khác thì bản song ca vụt tắt, nhường chỗ cho những giai điệu phức tạp hơn của con cái nhằm ngăn chặn tín hiệu ve vãn của con trống. Trong nhiều trường hợp, chim mái hót thật to để lấn át giai điệu yêu đương của "chồng". 
 
Ở nhiều loài chim, con đực dùng tiếng hót để ngăn cản kẻ khác ve vãn "vợ". Một số loài chim sống ở các đô thị biết cách thay đổi kiểu hót và âm vực để át âm thanh ồn ào trên đường phố. Nhưng phát hiện mới là bằng chứng đầu tiên cho thấy hành vi “ngăn chặn tín hiệu yêu đương” giữa các cặp uyên ương trong thế giới của loài chim. 
 
“Chim mái tìm cách ngăn chặn tín hiệu tỏ tình của bạn đời để con chim trống không thể quyến rũ một con chim mái nào đó chưa có đôi lứa”, Joseph Tobias, một chuyên gia của Đại học Oxford, phát biểu. 
 
Nhóm nghiên cứu cho rằng mục đích của hành vi ngăn chặn tín hiệu là làm cho mức độ hấp dẫn của con đực giảm hoặc cho con mái đơn thân kia biết rằng "trái tim của chim trống đang hót đã có chủ". Những phát hiện mới ở loài chim ăn kiến có thể giúp giới chuyên gia sinh học hiểu rõ hơn về cách thức phát triển của tín hiệu giao tiếp trong quá trình tiến hóa của động vật. 
 
Hiện các nhà khoa học đã tìm ra hơn 200 loài chim ăn kiến. Chúng sở hữu thân hình nhỏ nhắn, đôi cánh tròn và cặp chân khỏe. Lông của chúng có màu xám sẫm, hung đỏ, trắng, nâu. Phần lớn chim ăn kiến sống trong rừng, một số sống ở núi và đồng bằng. Chim mái thường đẻ hai trứng một lứa. Chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng và kiếm mồi. Sau khi trứng nở, mỗi con sẽ chăm sóc một chim non.

(Theo VnExpress)

    Bài cùng chuyên mục

    • 10 loại chim đẹp nhất hành tinh

      Chim là loài duy nhất có lông vũ, và tuyệt đại đa số loài lông vũ đều biết bay. Đó là đặc điểm để phân biệt chim với các loài khác. Thế giới có 10.000 loài chim, trong số này người ta đã bình chọn 10 loài có bộ cánh sặc sỡ nhất, tô điểm cho vẻ đẹp của thiên nhiên.

    • Phát hiện dấu vết loài "quái điểu" cổ, kỳ bí nhất thế giới

      Các nhà nghiên cứu tại Đại học Emory ở Atlanta, Mỹ, cho hay, hai dấu chân mỏng in trên một bờ sông cát hơn 100 triệu năm trước đây là dấu vết của loài chim lâu đời nhất thế giới sống trong khu vực ngày nay là Dinosaur Cove ở Australia.

    • Loài chim nhại quý hiếm

      Con cháu của loài chim nhại Floreana quý hiếm vừa được các nhà sinh vật học của Trường Đại học Zurich của Thụy Sĩ và Viện Bảo tàng Natural History Museum of London của Anh tìm thấy và bảo tồn.

     
     

    • Thiết kế web

      www.webdesign.vn

      Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

    • Tin kinh tế

      www.tinkinhte.com

      Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

    • Tin sức khỏe

      www.tinsuckhoe.com

      Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

    • Tin khoa học

      www.tinkhoahoc.com

      Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

    • Tin pháp luật

      www.tinphapluat.com

      tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

    Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

    Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

    Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

    Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

    Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.