Bộ ảnh cực hiếm về 12 loài chim đã tuyệt chủng

 Bộ ảnh tư liệu hiếm về một số loài chim đã tuyệt chủng như: bồ câu viễn khách, gõ kiến mỏ ngà, chim đớp ruồi Guam…

1. Chim lặn Alaotra Grebe (Tachybaptus rufolavatus) chụp khoảng trước năm 1985
 
 
Đây không chỉ là bức ảnh màu về chim Alaotra Grebe trong tự nhiên mà còn là bức ảnh duy nhất về loài chim này. Alaotra Grebe xuất xứ từ vùng hồ Alaotra ở đảo Madagascar, không được nhìn thấy từ năm 1985.
 
Theo Tổ chức International Birdlife thì có thể loài này đã tuyệt chủng do môi trường sống của chúng bị xâm lấn, hủy diệt bởi 2 loài cá ăn thịt Micropterus và Ophiocephalus cũng như các hoạt động của con người.
 
2. Bồ câu viễn khách (Ectopistes migratorius) chụp năm 1896
 
 
Bồ câu viễn khách đã từng là một trong những loài chim có số lượng đông đảo nhất trên thế giới. Ước tính khi người Châu Âu bắt đầu tới Mỹ, chim bồ câu viễn khách ở đây có khoảng 3- 5 tỷ con. Nhưng vào đầu thế kỷ 20, loài chim này đã bị tuyệt chủng do bị săn bắn lấy thịt quá mức. Con bồ câu viễn khách cuối cùng chết vào ngày 1/9/1914 ở Cincinnati, Ohio.
 
3. Vẹt đuôi dài Carolina (Conuropsis carolinensis) chụp năm 1906
 
 
Nạn phá rừng để mở rộng đất của nông dân, phong trào giết vẹt lấy lông làm đồ trang trí và dịch bệnh đã hủy diệt loài vẹt đẹp đẽ này. Con vẹt Carolina hoang dã cuối cùng bị giết vào năm 1904. Đến năm 1918, chú vẹt Carolina nuôi nhốt cuối cùng còn sót lại cũng chết tại vườn thú Cincinnati.
 
4. Cặp chim gõ kiến mỏ ngà (Campephilus principalis) chụp năm 1935
 
 
Gõ kiến mỏ ngà có chiều dài khoảng 51cm, sải cánh 76cm, xuất xứ từ vùng rừng già ở Đông Nam Mỹ, là một trong những loài gõ kiến lớn nhất thế giới. Nạn phá rừng và săn bắn đã đẩy loài này vào danh sách cực kỳ nguy cấp.
 
Gõ kiến mỏ ngà từng được cho là đã tuyệt chủng hoàn toàn cho đến năm 2004, khi một nhóm nghiên cứu ghi nhận sự xuất hiện của một số cá thể loài này. Tuy nhiên, vẫn chưa có đủ bằng chứng về sự tồn tại của chúng.
 
5. Chim Bushwren Đảo Nam (Xenicus longipes) chụp năm 1911
 
 
Chim Bushwren Đảo Nam chỉ dài 9cm, không bay được, chủ yếu ăn các động vật không xương sống bằng cách nhảy dọc theo các nhánh cây, thường làm tổ gần mặt đất, sống phổ biến ở New Zealand.
 
Vào cuối thế kỷ 19, chồn và chuột phát triển mạnh ở đây đã tiêu diệt loài chim này. Con chim Bushwren Đảo Nam cuối cùng được nhìn thấy vào năm 1968.
 
6. Chim đớp ruồi Guam (Myiagra freycineti) làm tổ trên cụm tre, chụp vào năm 1948
 
 
Chim đớp ruồi Guam màu xanh, có nguồn gốc ở Guam thuộc quần đảo Mariana, Thái Bình Dương. Số lượng loài này giảm đột ngột vào những năm 1970 do bị rắn cây (loài ngoại lai du nhập tới Guam từ những năm 1940) tiêu diệt. Cá thể cuối cùng được nhìn thấy vào năm 1983.
 
7. Gà nước đảo Wake (Gallirallus wakensis) chụp năm 1936
 
 
Gà nước đảo Wake xuất xứ ở đảo san hô Wake, một hòn đảo nằm giữa Honolulu và Guam ở Bắc Thái Bình Dương. Chúng ăn côn trùng, động vật thân mềm, có thể sống một thời gian dài không cần uống nước. Có thể do không biết bay cùng với sự cô lập về địa lý đã làm cho loài này bị săn bắt đến tuyệt chủng.
 
8. Chim lặn Atitlan (Podilymbus gigas)
 
 
Đây là họ hàng của loài chim Pied Grebe, dài 50cm, sống ở vùng Lago de Atitlan của Guatemala. Số lượng loài chim này bắt đầu sụt giảm vào cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960 do các loài cá Micropterus Dolomieu và Micropterus salmoides được thả vào các hồ. Những loài cá ăn thịt này không chỉ ăn cá, cua nhỏ, vốn là thức ăn của chim lặn Atitlan mà còn ăn thịt cả chim non. Cặp chim lặn Atitlan cuối cùng được nhìn thấy vào năm 1989.
 
9. Chim dẽ Eskimo (Numenius borealis) chụp năm 1962
 
 
Chim dẽ Eskimo dài 30cm, mỏ dài, ăn ốc và động vật không xương sống khác. Nó từng là loài chim nước nhiều nhất ở Bắc Mỹ, với số lượng lên đến hàng triệu con. Nguyên nhân tuyệt chủng là do săn bắn.
 
Thời kỳ cuối thế kỷ 19, mỗi năm, khoảng 2 triệu con chim dẽ Eskimo bị tiêu diệt. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn nuôi hy vọng mỏng manh về sự tồn tại của loài này, do có một số báo cáo ghi nhận sự xuất hiện của chúng vào năm 1962, 1963 và một số thời điểm khác nhưng chưa được kiểm chứng.
 
10. Gà nước Laysan (Limnocorax palmeri) chụp năm 1913
 
 
Gà nước Laysan, xuất xứ từ đảo Hawaii, chỉ dài 15cm nhưng rất hung dữ. Chuột theo các tàu chiến của Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ 2 du nhập vào đảo đã làm cho loài chim này bị tuyệt diệt vào năm 1945.
 
11. Vẹt Thiên đường (Psephotus pulcherrimus) chụp năm 1922
 
 
Loài vẹt này có nhiều màu sắc đỏ tươi, nâu và đen. Đánh bẫy, lấy trứng và các hoạt động khác của con người, cùng dịch bệnh đã làm cho loài vẹt này tuyệt chủng vào tháng 9/1927.
 
12. Cú cười Đảo Nam (Sceloglaux albifacies) chụp năm 1909
 
 
Loài cú này có nguồn gốc từ New Zealand, sống ở khu vực thấp nơi núi đá và rừng. Số lượng của loài cú này suy giảm vào những năm 1880. Con cú cuối cùng được nhìn thấy vào khoảng năm 1925-1927. Nguyên nhân tuyệt chủng của loài cú cười Đảo Nam là do các hoạt động của con người cùng với các động vật ăn thịt như mèo, chồn.

(Theo Bee)

Bài cùng chuyên mục

  • Chim mái biết ngăn chặn ngoại tình

    Con mái trong loài chim ăn kiến biết cách tạo ra những âm thanh khiến những "chị em" độc thân khác không thể nghe được những giai điệu tán tỉnh của bạn đời.

  • Loài chim lặn Alaotra Madagascar đã tuyệt chủng

    Chim lặn Alaotra, một trong những loài chim hiếm nhất thế giới chỉ xuất hiện ở Madagascar và không được nhìn thấy từ hơn 25 năm qua, đã tuyệt chủng, công bố của Tổ chức quốc tế về bảo tồn chim hoang dã (Bird Life International).

  • Lộ diện cặp cú già nhất thế giới

    Cặp chim cú Gerben và Fleur vừa trở thành đôi chim cha mẹ già nhất thế giới loài cú sau khi đẻ trứng và ấp nở một chú chim non có tên Willow.

  • Loài chim chích mới

    Một loài chim chích mới ở những khu rừng giữa biên giới hai nước Việt Nam - Lào vừa được các nhà khoa học của chương trình bảo vệ động vật hoang dã và Tổ chức Birdlife International của Đông Nam Á khẳng định tồn tại.

  • Vì sao chim ruồi có thể bay lơ lửng mà không rơi?

    Vì sao loài chim ruồi tí hon có thể bay lơ lửng bên trên một bông hoa trong thời gian rất lâu?

  • Chim hót linh hoạt hơn khi thời tiết biến động

    Một cuộc nghiên cứu mới về loài chim sơn ca Bắc Mỹ đã cho thấy rằng chim sống trong thời tiết thay đổi thất thường sẽ cất tiếng hót linh hoạt hơn.

 
 

  • Thiết kế web

    www.webdesign.vn

    Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

  • Tin kinh tế

    www.tinkinhte.com

    Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

  • Tin sức khỏe

    www.tinsuckhoe.com

    Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

  • Tin khoa học

    www.tinkhoahoc.com

    Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

  • Tin pháp luật

    www.tinphapluat.com

    tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.