Đôi mắt trên cánh

 Ở châu Mỹ có một loại chim tên khoa học là Eurypyga helias sống rất hiền lành, nhưng không phải vì thế mà chúng dễ bị bắt nạt.

Con chim dáng thanh nhã này thường bước đi lặng lẽ. Đặc điểm của chúng cũng khá nhận biết: mỏ dài, cổ thon, cổ và chân đều khá dài, bàn chân và mỏ có màu vàng. Bộ lông mềm, phần thân trên có màu nâu xám, phần thân dưới có những sọc đen, cổ màu nâu, đầu màu đen với những sọc trắng, ngực màu hơi nâu.
 
Khi những con chim Eurypyga helias bảo vệ tổ trước kẻ thù hung hãn, chúng dang 2 cánh lên như một cái khiêng - lúc này cánh và đuôi đều xòe rộng tối đa. Những đốm màu trên cánh làm cho các động vật săn thịt tưởng lầm là 2 con mắt to nên không dám tấn công. Gần đây, các nhà sinh vật học mới biết kiểu xòe rộng cánh này là để dọa nạt, suốt một thời gian dài trước đây, người ta cứ tưởng đó là một phần trong nghi thức giao phối.
 
 
(Ảnh: justbirds)
 
"Chim hù dọa" thường sống một mình hay sống thành cặp trong những vùng rừng gần các dòng nước. Chúng ăn động vật thân mềm và côn trùng, bắt mồi ở những nơi nước cạn hay quanh những tảng đá gần nước.
 
Bề ngoài chim trống và chim mái trông rất giống nhau, chúng thường ngụy trang tốt nhờ bộ lông lốm đốm của mình. Mùa sinh sản là lúc bắt đầu mùa ẩm ướt - khi đó mới có đủ bùn cho chúng làm tổ. Cái tổ được làm bằng những thứ lấy từ cây cối và bùn. Tuy cả chim trống và chim mái đều cùng tham gia làm tổ, nhưng tổ trông rất thô thiển, tổ thường được làm trên cành cây.
 
Chim mái đẻ mỗi lứa chỉ 2 trứng, trứng có màu vàng sẫm. Cả chim bố lẫn chim mẹ đều ấp trứng suốt 27 ngày, chim non ở trong tổ khoảng 21 ngày.
 
Chim Eurypyga helias phân bố từ Nam Mexico đến bắc Nam Mỹ.

(Theo khoahoc)

    Bài cùng chuyên mục

    • Phát hiện 4 loài dơi kỳ quái

      Các nhà nghiên cứu đã xác định được bốn loài dơi tai to mới với những chiếc mũi khổng lồ và hình dáng lạ lùng tại khu vực đông châu Phi.

    • Những kỷ lục kỳ lạ về các loài chim

      Bạn có thể tự tin rằng minh biết tên rất nhiều loài chim khác nhau trên thế giới, tuy nhiên, nhưng vẫn có rất nhiều bí mật về chúng mà bạn chưa từng biết tới.

    • Con vẹt biết hát

      Một con vẹt xám châu Phi được chủ nuôi huấn luyện cách hát theo giai điệu bài hát bóng đá nổi tiếng, để cổ vũ cho đội tuyển Anh tại World Cup 2014.

    • Chim đầu búa

      Ở châu Phi có một loại chim lạ có tên khoa họa là Scopus umbretta. Trông chúng không giống một con vật nào khác trên trái đất. Đầu của Scopus umbretta trông giống như cái búa: đầu gắn liền với một cái mỏ dẹt dài, sau đầu là một chùm lông dày. Chính vì vậy chúng được đặt tên cho cái tên khá gợi hình: chim đầu búa.

    • Cò đeo túi

      Cò Marabou châu Phi ăn chủ yếu là xác thối có tên khoa họa là Leptoptilos crumeniferus. Tổ làm trên cây hoặc giữa các kẽ đá.

    • Cò mỏ giày Balaeniceps rex

      Ở châu Phi có một loại chim rất độc đáo có tên thường gọi là cò mỏ giày, tên khoa học là Balaeniceps rex. Loại chim này chỉ thấy có duy nhất ở châu Phi. Mới nhìn bề ngoài đã thấy ngồ ngộ: mỏ vừa sâu, rộng, dài khoảng 20cm trông giống như một chiếc giày bằng gỗ. Màu hơi vàng với những đốm đen, phần cuối mỏ trông như có cái móc.

     
     

    • Thiết kế web

      www.webdesign.vn

      Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

    • Tin kinh tế

      www.tinkinhte.com

      Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

    • Tin sức khỏe

      www.tinsuckhoe.com

      Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

    • Tin khoa học

      www.tinkhoahoc.com

      Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

    • Tin pháp luật

      www.tinphapluat.com

      tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

    Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

    Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

    Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

    Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

    Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.