Sinh sớm không phải lúc nào cũng lợi

 Cạnh tranh với các anh chị lớn hơn luôn là một công việc khó khăn, bất cứ đứa trẻ nào cũng có thể nói với bạn điều này. Nhưng nghiên cứu mới của một nhà sinh vật học thuộc đại học North Carolina tại Chapel Hill chỉ ra rằng với một vài loài chim, những con được sinh đầu tiên - hay chính xác hơn, những con được ấp đầu tiên - mới là những kẻ thua thiệt cần được cảm thông.

Phát hiện này có vẻ như ngược với những hiểu biết thông thường, rằng trong cùng một lứa, những con chim non được đẻ trước có nhiều cơ hội sống sót để rời khỏi tổ hơn.
 
Nhưng sau khi nghiên cứu một số con chim sẻ Lincoln ở một nhánh kéo dài xa xôi của dãy núi San Juan tại Colorado, Keith Sockman, trợ lý giáo sư sinh vật học tại Trường cao đẳng Khoa học nghệ thuật UNC, đã khám phá ra rằng những trứng được đẻ trước, thực tế là những trứng khó nở nhất.
 
“Tôi tin rằng đây là nghiên cứu đầu tiên theo dõi những con chim non từ khi đẻ trứng cho đến khi ra đời và chứng minh hệ quả của thứ tự đẻ lên quá trình trước và sau khi trứng nở rất khác nhau.” Sockman cho biết.
 
 
Những con chim sẻ Lincoln mới nở (Ảnh: Keith Sockman)
 
Thực tế ghi nhận rằng sinh ra muộn hơn chỉ khoảng một ngày cũng thường tạo ra hoàn cảnh con sinh sau cùng chết. Đó là vì chúng quá bé để cạnh tranh nguồn thức ăn có hạn mà chim bố mẹ cung cấp, với những con cùng lứa hung hăng hơn Sự cạnh tranh không tương xứng tạo ra bởi thứ tự sinh này có thể tìm thấy ở nhiều động vật khác – từ bọ cánh cứng, thú có túi cho đến người – đôi khi sinh con liên tục, rồi nuôi tất cả cùng một lúc.
 
Nhưng Sockman cho rằng, những quan sát như vậy thường không thể giải thích được chuyện gì đã diễn ra với trứng trước khi nở thành con.
 
Bình thường chim sẻ Lincoln cái đẻ một trứng một ngày, tổng cộng khoảng ba đến năm trứng. Trong khi cẩn thận quan sát và theo dõi những con chim bé xíu qua ba mùa sinh đẻ, Sockman và các cộng sự trong đội nghiên cứu nhận thấy rằng chim mẹ không đậu lại và bắt đầu ấp trứng ngay, vì chúng còn những mối bận tâm khác trong chu kỳ đẻ trứng, ví dụ như tìm kiếm thức ăn.
 
Sockman tin rằng điều này góp phần làm giảm cơ hội nở thành con của những quả trứng được đẻ đầu tiên – nhưng lại giúp bảo đảm rằng một số lượng lớn hơn những con khỏe mạnh và hung hăng nở ra và tiếp tục phát triển thành chim non. “Ở độ cao này, điều kiện môi trường có thể khá khắc nghiệt ngay cả vào mùa hè khi những con chim sẻ Lincoln sinh đẻ,” Sockman cho biết “Buổi đêm thường lạnh cóng, điều này rất bất lợi cho trứng chưa được ấp, trong khi ban ngày nhiệt độ đủ cao để vi trùng có hại phát triển. Do không được chim mẹ giữ ở nhiệt độ ấp thích hợp ngay từ ngày đầu tiên, những trứng được đẻ trước có thể phải hứng chịu sự khắc nghiệt của môi trường và từ đó làm giảm cơ hội nở thành chim non để nhìn ngắm thế giới bên ngoài.”
 
“Nếu con cái ngay lập tức ấp tất cả trứng khi vừa đẻ xong thì khả năng tất cả số trứng này sẽ nở thành con tăng lên. Nhưng nó cũng đem lại khởi đầu rất thuận lợi cho những trứng được đẻ trước, và những chim non nở sau sẽ lại gặp nhiều khó khăn khi bước vào cuộc cạnh tranh giành lấy thức ăn cũng như sự chăm sóc của chim mẹ.” Sockman giải thích: “Điều này cũng làm giảm số trứng mà chim mẹ có thể đẻ.”
 
"Sự thận trọng điều chỉnh của chim mẹ cho phép nó có ba đến bốn con non khỏe mạnh như nhau, thay vì một hay hai chim non khỏe trội lên và vài con còi cọc”, Sockman nói thêm.
 
Sockman hiện có ý định nghiên cứu xem liệu thứ tự đẻ có tác động đến cuộc sống những chú chim khi nó trưởng thành? “Môi trường cạnh tranh gay gắt trong tổ có thể ảnh hưởng đến khả năng của từng con chim trong việc tranh giành nguồn thức ăn và bạn đời những năm tiếp theo khi nó trưởng thành và đủ khả năng sinh sản”, Sockman kết luận.
 
Cuộc nghiên cứu có tên “Thứ tự sinh sản dàn xếp sự cân bằng khả năng sống sót trước và sau khi nở của chim non” được công bố trên PLoS One số ngày 12 tháng 3.

(Theo ScienceDaily)

    Bài cùng chuyên mục

    • Dơi bay khác loài chim như thế nào?

      Trong khi loài chim có kỹ thuật bay phổ biến nhất ở loài động vật có xương sống, loài dơi vẫn có thể bay dễ dàng mà không cần lông vũ. Nhà nghiên cứu Thụy Điển Anders Hedenstrom và các cộng sự thuộc Trường Đại học Lund đã quyết định thử nghiệm cách bay của loài dơi nhờ một lớp màng đàn hồi trên đôi cánh.

    • Phát hiện loài chim mới ở Nepal

      Thế giới loài chim vừa có thêm thành viên mới sau khi một nhóm các nhà điểu cầm học Nepal ghi nhận một loài chim mới ở khu bảo tồn động vật hoang dã Koshi Tappu, miền đông Nepal.

    • Phát hiện loài chim ruồi có bộ lông sặc sỡ

      Một loài chim ruồi màu xanh lơ và xanh lá tuyệt đẹp mới được phát hiện ở khu rừng rậm ở Colombia và ngay lập tức cần được bảo vệ khỏi sự săn bắn của con người. Được gọi là con chim có lông choàng cổ, loài sinh vật mới này to gấp đôi những con chim ruồi được tìm thấy ở miền tây nước Mỹ.

     
     

    • Thiết kế web

      www.webdesign.vn

      Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

    • Tin kinh tế

      www.tinkinhte.com

      Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

    • Tin sức khỏe

      www.tinsuckhoe.com

      Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

    • Tin khoa học

      www.tinkhoahoc.com

      Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

    • Tin pháp luật

      www.tinphapluat.com

      tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

    Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

    Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

    Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

    Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

    Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.