Phương pháp điều khiển con người từ cách... 'sửa' não của loài kiến
Phương pháp "lập trình lại" não kiến để thay đổi hành vi của chúng đem lại tiềm năng điều khiển não người trong tương lai.
Kiến sống theo tổ, và toàn bộ hành vi của chúng đều để phục tùng kiến chúa. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các khoa học gia thuộc ĐH Pennsylvania (Mỹ), não của kiến hoàn toàn có thể "lập trình lại" và thay đổi toàn bộ hành vi của chúng.
Đáng chú ý hơn, do nguyên lý gần như tương tự, phát hiện này đem lại tiềm năng to lớn để ứng dụng lên các loài động vật khác, trong đó có cả con người.
Để thực hiện được điều này, đội nghiên cứu của giáo sư Shelley Berger tại ĐH Pennsylvania đã nhắm vào điều khiển hệ gene "ngoại di truyền" (epigenetic control), cho phép "bật" hoặc "tắt" các hoạt động của gene mà không thay đổi cấu trúc ADN.
Các ADN luôn được bao bọc cẩn thận bằng một lớp protein. Tuy nhiên, chỉ cần đưa thêm một nhóm chất hóa học acetyl, protein sẽ bị phân rã, để lộ ADN giúp các nhà khoa học điều chỉnh lại gene.
Đối với kiến loài kiến thường có 2 loại kiến thợ: một loại chính có kích thước lớn để tìm thức ăn và bảo vệ tổ. Còn lại là kiến "thợ phụ" - kích thước nhỏ hơn nhưng đông hơn, có vai trò điều khiển và thu thập nô lệ phục vụ cho tổ kiến.
Trong các nghiên cứu trước kia, phần gene ngoại di truyền đã chịu trách nhiệm phân loại kiến nào là thợ chính, kiến nào là phụ.
Chính vì thế nếu lập trình lại gene này bằng loại thuốc acetyl nêu trên, chúng có thể thay đổi vai trò của mình.
Theo tiến sĩ Daniel Simola, đồng tác giả nghiên cứu: "Kết quả này cho thấy khả năng thay đổi hành vi của kiến, thậm chí là các loài động vật khác và cả con người, có thể điều chỉnh được nhờ vào điều khiển gene ngoại di truyền".
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science.
Nguồn: Daily Mail/Soha