Ruồi giấm quay trở lại châu Phi

 Những bộ gene của ruồi giấm (Drosophila melanogaster) cho thấy sự chọn lọc tự nhiên và và những con ruồi này quay trở lại Châu Phi. Công bố này được xuất bản trên tạp chí Di truyền học và tạp chí PloS Genetics trong tháng này.

Khi những người cổ xưa rời khỏi Châu Phi hàng ngàn năm trước, họ đã mang theo ruồi giấm cùng với cuộc hành trình của họ. Ngày nay ruồi giấm được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về di truyền học đang quay lại châu Phi và thiết lập những quần thể mới cùng với những con ruồi tại đây. Điều này giúp các nhà nghiên cứu hiểu thêm về biến dị di truyền kiểu hình.
 
Phát hiện này được công bố bởi các nhà nghiên cứu tại trường Đại học California Davis (UC Davis) và các đồng nghiệp. Họ đã mô tả bộ gene đơn bội của gần 200 chủng ruồi nhỏ xíu này.
 
Nghiên cứu này cho thấy bằng chứng rõ ràng của chọn lọc tự nhiên phổ biến trên toàn bộ gene đơn bội của ruồi giấm (D. melanogaster), Charles Langley - giáo sư di truyền học tại khoa Tiến hóa và sinh thái học trường Đại học California Davis và một trong những tác giả phát biểu.
 
 
“Điều này tương phản hoàn toàn với những gì được biết về bộ gene người. Bộ gene người đã thích nghi tương đối ít trong hơn 100.000 năm qua”.
 
Langley cho biết mục tiêu tổng thể của nghiên cứu nhằm hiểu rõ hơn các yếu tố gây biến dị di truyền kiểu hình. Các nhà di truyền học trên người đang làm việc để sắp xếp hàng ngàn bộ gene người nhằm nghiên cứu vấn đề này. Kiến thức thu nhận được từ các nghiên cứu di truyền học ở ruồi đang và sẽ hỗ trợ trong nỗ lực đó.
 
"Hầu hết các lý thuyết và phương pháp thống kê trong di truyền học trên con người được thúc đẩy bởi các nghiên cứu về ruồi, vì nghiên cứu trên ruồi là dễ dàng và nhanh cho kết quả”, Langley nói.
 
"Những sinh vật mẫu như ruồi đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các công cụ và ý tưởng".
 
Bài báo đầu tiên được xuất bản ngày 1/10 trên tạp chí Di truyền học (Genetics) báo cáo về các bộ gene của 37 chủng ruồi giấm. Các chủng ruồi giấm này đã được thu thập tại Raleigh, NC và 6 chủng từ các quốc gia phụ cận vùng Sahara của Malawi. Trên bài báo thứ hai được xuất bản trên tờ PloS Genetics và hiện vẫn đang có trên mạng internet như là một bản thảo, mô tả bộ gene của 139 chủng ruồi giấm châu Âu và Châu Phi.
 
Drosophila melanogaster, giống như con người, có nguồn gốc ở châu Phi và đó là nơi mà chúng có tính đa dạng di truyền lớn nhất - cũng giống như con người. Những con ruồi được cho là đã xuất hiện ở châu Âu khoảng 50.000 năm trước đây, cùng với con người hiện đại. Sự đa dạng di truyền ở cả con người và loài ruồi đã giảm trong cuộc hành trình này. Qua nhiều thế hệ, các chủng ruồi đã phát triển khá chuyên biệt.
 
Tuy nhiên, bộ gene của ruồi châu Phi cho thấy chỉ trong vài thập niên vừa qua, các con ruồi là giống với những con được tìm thấy ở châu Âu hoặc Mỹ. Chúng đã thiết lập quần thể tại châu Phi, thông thường trong các môi trường mới như sự phát triển đô thị và công nghiệp.
 
Sự lan truyền của những gene "châu Âu" là nhanh hơn nếu nó được xảy ra bởi các quá trình ngẫu nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết.
 
“Có thể quá trình đô thị hóa và phát triển có lợi cho những con ruồi “châu Âu”", Langley cho hay.
 
UC Davis được biết đến với các nghiên cứu về sinh thái học, di truyền học và tiến hóa.
 
Các nhà nghiên cứu của UC Davis đã nỗ lực đưa ra trình tự gene của nhiều loại thực vật và động vật, bao gồm lúa mì, gạo, dưa chuột, ngựa, mèo và gà.

(Theo khoahoc)

Bài cùng chuyên mục

  • Tại sao bọ ngựa cái ăn thịt bạn tình?

    Một số nàng bọ ngựa cái xơi luôn bạn tình sau khi giao phối, khiến các nhà khoa học đau đầu tranh cãi xem hành động của nàng có lợi gì cho sự tiến hóa hay không?

  • Vũ khí bí mật của côn trùng

    Trong thế giới tự nhiên, các loài động vật hầu như đều có cách tự vệ riêng. Trang Live Science đã thống kê một số loại vũ khí bí mật độc đáo nhất của các động vật

  • Top 10 côn trùng kỳ dị "ngoài hành tinh"

    Trên thế giới có rất nhiều loài có bề ngoài cực lạ. Sau đây là danh sách 10 loại côn trùng "ngoài hành tinh" với bạn.

  • Gần 1/4 loài ong nghệ ở châu Âu có nguy cơ tuyệt chủng

    Liên minh quốc tế bảo tồn thiên nhiên (IUCN) đưa ra cảnh báo gần 1/4 loài ong nghệ ở châu Âu đối diện nguy cơ tuyệt chủng, chủ yếu do biến đối khí hậu và tình trạng khai thác đất nông nghiệp quá mức.

  • Phát hiện côn trùng lưỡng cư đầu tiên

    Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện một số loài sâu bướm có thể sống vô thời hạn trên cạn cũng như dưới nước.

  • Giải mã bộ gen của loài côn trùng gây hại nhất thế giới

    Các nhà khoa học từ Tổ Chức CSIRO và trường đại học Melbourne ở Úc và Trường Cao Đẳng Y Khoa Baylor ở Houston, Texas, sắp có một khám phá có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các phương pháp mới, an toàn và bền vững hơn trong việc kiểm soát loài côn trùng gây hại trong nông nghiệp nhất thế giới - sâu bướm Helicoverpa armigera.

 
 

  • Thiết kế web

    www.webdesign.vn

    Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

  • Tin kinh tế

    www.tinkinhte.com

    Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

  • Tin sức khỏe

    www.tinsuckhoe.com

    Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

  • Tin khoa học

    www.tinkhoahoc.com

    Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

  • Tin pháp luật

    www.tinphapluat.com

    tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.