Phát hiện côn trùng lưỡng cư đầu tiên

 Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện một số loài sâu bướm có thể sống vô thời hạn trên cạn cũng như dưới nước.

Họ chỉ tìm thấy côn trùng lưỡng cư thuộc nhóm sâu bướm Hyposmocoma này ở các dòng nước ngọt chảy nhanh (có lượng oxy hòa tan cao) ở Hawaii. 
 
“Khi thả vào nước, đám côn trùng này bơi loăng quăng và ăn nhậu. Lôi ra khỏi mặt nước, chúng vẫn khỏe re. Không loài côn trùng nào khác, thậm chí theo tôi không loài động vật nào có thể làm được điều đó”, Daniel Rubinoff, trưởng nhóm nghiên cứu công tác tại Trường Đại học Hawaii nói. 
 
 
 
Loài côn trùng lưỡng cư sống khỏe ở vùng nước chảy mạnh nhưng sẽ chết nếu ở vùng nước lặng
 
 Giống các loài sâu bướm khác, côn trùng lưỡng cư sống trong kén phần lớn thời gian, thỉnh thoảng thò đầu ra ăn hoặc di chuyển. Các nhà khoa học vẫn không biết chúng làm sao mà sống được dưới nước vì trong kén không có bọt khí. 
 
“Có thể là chúng thở nhờ 1 cơ quan đặc biệt mà chúng tôi chưa tìm ra hoặc có thể da chúng mỏng hơn động vật trên cạn nên hô hấp qua da”, Rubinoff đoán. 
 
Một số loại bọ cánh cứng có thể tự rơi vào trạng thái “chết lâm sàng” nếu ở trong môi trường nước, còn một số loài động vật dưới nước như cá phổi có thể sống trên cạn. Tuy nhiên, chúng không thể hoạt động bình thường một thời gian dài, ông giải thích.

(Theo Báo Đất Việt)

Bài cùng chuyên mục

  • Top 10 côn trùng kỳ dị "ngoài hành tinh"

    Trên thế giới có rất nhiều loài có bề ngoài cực lạ. Sau đây là danh sách 10 loại côn trùng "ngoài hành tinh" với bạn.

  • Ruồi giấm quay trở lại châu Phi

    Những bộ gene của ruồi giấm (Drosophila melanogaster) cho thấy sự chọn lọc tự nhiên và và những con ruồi này quay trở lại Châu Phi. Công bố này được xuất bản trên tạp chí Di truyền học và tạp chí PloS Genetics trong tháng này.

  • Gần 1/4 loài ong nghệ ở châu Âu có nguy cơ tuyệt chủng

    Liên minh quốc tế bảo tồn thiên nhiên (IUCN) đưa ra cảnh báo gần 1/4 loài ong nghệ ở châu Âu đối diện nguy cơ tuyệt chủng, chủ yếu do biến đối khí hậu và tình trạng khai thác đất nông nghiệp quá mức.

  • Giải mã bộ gen của loài côn trùng gây hại nhất thế giới

    Các nhà khoa học từ Tổ Chức CSIRO và trường đại học Melbourne ở Úc và Trường Cao Đẳng Y Khoa Baylor ở Houston, Texas, sắp có một khám phá có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các phương pháp mới, an toàn và bền vững hơn trong việc kiểm soát loài côn trùng gây hại trong nông nghiệp nhất thế giới - sâu bướm Helicoverpa armigera.

  • Côn trùng “gọi điện thoại” cho nhau qua lá cây

    Nhà sinh thái học người Hà Lan Roxina Soler và các đồng nghiệp của cô đã khám phá ra rằng các côn trùng ăn cỏ sống ở dưới mặt đất và trên mặt đất có thể giao thiệp với nhau bằng cách sử dụng thực vật như những chiếc điện thoại.

  • Nấm giúp bọ cánh cứng tiêu hóa gỗ

    Theo một nhóm các nhà côn trùng học và hóa sinh học, một loại nấm nhỏ ít được biết đến có trong ruột của bọ cánh cứng sừng dài Châu Á đã giúp chúng nhai cả được loại gỗ cứng nhất. Thêo các nhà khoa học, khám phá này có thể dẫn đến các phương pháp cải thiện việc kiểm soát côn trùng gây hại, đồng thời tìm ra các phương pháp hiệu quả hơn trong việc phân nhỏ sinh khối thực vật nhằm sản xuất nhiên liệu sinh học.

 
 

  • Thiết kế web

    www.webdesign.vn

    Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

  • Tin kinh tế

    www.tinkinhte.com

    Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

  • Tin sức khỏe

    www.tinsuckhoe.com

    Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

  • Tin khoa học

    www.tinkhoahoc.com

    Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

  • Tin pháp luật

    www.tinphapluat.com

    tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.