Đọc được ADN của voi mamút

 Các nhà khoa học đã lắp ghép một phần những mảnh gene rời rạc của voi mamút, với 5.000 ký tự ADN tạo nên hệ gene ty thể hoàn chỉnh của loài vật tuyệt chủng này. Đây là một bước đột phát trong việc tìm hiểu sự phân loài của họ nhà voi. 

 
Nghiên cứu cho thấy voi mamút có họ hàng gần gũi nhất với voi châu Á, hơn là với loài bà con ở Phi châu. 3 nhóm này phân tách ra từ một tổ tiên chung khoảng 6 triệu năm trước, và chỉ đến khoảng nửa triệu năm sau đó, voi châu Á và voi mamút mới chịu "chia tay" nhau. 
 
"Cuối cùng chúng tôi đã làm sáng tỏ được sự phát sinh loài voi mamút vốn gây tranh cãi suốt gần 10 năm qua", trưởng nhóm nghiên cứu Michael Hofreiter từ Viện Max Planck về Nhân chủng học tiến hoá ở Leipzig, Đức, cho biết. 
 
Voi mamút sống ở châu Phi, châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ vào khoảng 1,6 triệu năm trước và tuyệt chủng khoảng 10.000 năm trước đây (ở đầu Kỷ thứ Tư). Loài voi mamút có lông, Mammuthus primigenius, với bộ lông rậm rạp che kín toàn thân đã thích nghi được với điều kiện cực lạnh của thời kỳ băng hà. 
 
Trước kia, ADN của một vài loài thú bị tuyệt chủng trong thời kỳ đó (bảo tồn ở tầng đất đóng băng vĩnh cửu) cũng đã được phân tích, song không chi tiết như ở nghiên cứu voi mamút. 
 
"Đây là đoạn AND dài nhất được giải mã tới nay từ các mẫu vật ở đầu Kỷ thứ Tư", giáo sư Hofreiter nói. 
 
Khoảng 46 đoạn trình tự ADN đã được lắp ghép và xắp xếp theo thứ tự, tạo ra một bản đồ hoàn chỉnh về ADN ty thể của voi mamút - loại vật liệu gene dạng vòng tìm thấy ở ngoài nhân tế bào. Loại gene này chỉ di truyền theo dòng mẹ, với những thay đổi nhỏ nhưng thường xuyên. Nhờ nó, các nhà khoa học có thể nhìn về quá khứ, và tìm hiểu mối quan hệ tiến hoá giữa các loài khác nhau. 
 
Trước voi mamút, đã có chim moa - một loài chim không biết bay, tuyệt chủng khoảng 500 trước - cũng được giải mã hoàn chỉnh ADN ty thể. 

(Theo VnExpress)

    Bài cùng chuyên mục

    • Đi tìm loài bò sát răng phiến hơn 230 triệu năm ở Cúc Phương

      Trên vách núi đá vôi chênh vênh ở rừng già Cúc Phương, phát hiện bộ xương hóa thạch tương đối nguyên vẹn của loài Bò sát răng phiến đến từ khoảng hơn 230 triệu năm trước đây. Cho đến khi loài vật cổ xưa này được phát hiện ở Cúc Phương, trên thế giới, chúng chỉ mới được biết đến ở châu Âu và Trung Đông (Israel). Và, hóa thạch đó đã được đề xuất xếp hạng là Di sản địa chất cấp quốc gia đặc biệt.

    • Tại sao khủng long cổ dài có kích thước khổng lồ?

      Kích cỡ lớn của khủng long cổ dài Sauropod là do chúng ăn thức ăn thực vật? Các nhà khoa học hiện vẫn còn tranh luận về vấn đề này.

    • Phát hiện hoá thạch cá voi cổ đại ở sa mạc Peru

      Các nhà nghiên cứu Peru vừa phát hiện hoá thạch loài động vật biển có vú trên sa mạc miền nam nước này. Phát hiện mới này có thể mở ra nghiên cứu về mối liên kết sự tiến hoá giữa cá voi ngày nay với tổ tiên trên cạn của chúng.

     
     

    • Thiết kế web

      www.webdesign.vn

      Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

    • Tin kinh tế

      www.tinkinhte.com

      Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

    • Tin sức khỏe

      www.tinsuckhoe.com

      Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

    • Tin khoa học

      www.tinkhoahoc.com

      Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

    • Tin pháp luật

      www.tinphapluat.com

      tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

    Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

    Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

    Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

    Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

    Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.