Các nhà cổ sinh vật học Nam Phi vừa phát hiện được một bào thai khủng long 190 triệu năm tuổi tại một di chỉ gồm 7 quả trứng của loài bò sát khổng lồ này được tìm thấy cách đây 30 năm tại một vườn quốc gia.
Bào thai khủng long cổ xưa nhất được tìm thấy
Ngoài việc chứng minh đây cũng là bào thai cổ nhất từng được tìm thấy, các nhà khoa học còn có thể lần đầu tiên cấu trúc lại quá trình phát triển của động vật có xương sống trên cạn từ giai đoạn non đến giai đoạn trưởng thành.
Ông Mike Raath, người quản lý đại học Witwatersrand tại Johannesburg cho biết trong một cuộc họp báo: "Phát hiện này đã đẩy lùi mốc thời gian lên đến 100 triệu năm bởi vì bào thai hóa thạch cổ nhất trước đây từng được tìm thấy chỉ cách đây 90 triệu năm".
Bào thai này thuộc về một loài khủng long xuất hiện rất sớm với đầu nhỏ, cổ và đuôi dài. Loài khủng long này sống tại Nam Phi trong thời kỳ đầu kỷ Jurassic và thức ăn chủ yếu của chúng là thực vật và mối.
Hóa thạch cũng là bằng chứng cổ xưa nhất cho thấy tập quán chăm sóc con của một loài khủng long. Ông Raath cho biết thêm: "Những bào thai này không có răng, điều này cho thấy có thể chúng sẽ bú sữa mẹ trong thời gian đầu đời".
Trước đây, tại Nam Phi người ta cũng đã từng tìm thấy những bộ xương của loài khủng long này nhưng trứng thì đây mới chỉ là lần đầu tiên.