1001 kiểu tự vệ của động vật biển

 Có hàng chục loại ốc nóc chùa với đủ kích cỡ, vỏ đẹp, đủ màu sắc. Tất cả đều có nọc độc. Nó phát triển một kỹ thuật săn mồi độc đáo: dùng lao. Từ Chiến lược phủ đầu đến Phòng vệ thụ động, từ cách dùng Vũ khí hóa học đến Khoanh vùng lãnh thổ..., các sinh vật dưới biển chứng tỏ sự lão luyện trong việc tránh sự săn đuổi của kẻ thù và bắt mồi. 

 
1. Chiến lược phủ đầu 
 
Các động vật biển này được vũ trang chu đáo, nhưng để tránh bớt xung đột, chúng chọn cách cảnh báo kẻ thù bằng màu sắc rực rỡ của cơ thể, với ý nghĩa: "Nguy hiểm, đừng động vào tôi". 
 
Hải sâm liếm ngón 
 
Có thân dài, mềm, quanh là các xúc tu phân nhánh, ở mút có các phần tử và vi sinh vật ăn được bám vào. Theo định kỳ, hải sâm gập từng xúc tu một về phía miệng trung tâm và mút, vì vậy chúng được đặt tên là hải sâm liếm ngón. Trong khi đa số đồng loại có màu nâu nhạt, loài này lại có nhiều màu sắc, nổi bật trong môi trường sống như một cách lưu ý các loài khác. Con vật đẹp rực rỡ ấy ít thấy trong các hồ cá cảnh, vì mỗi lần bị quấy rầy, nó thải chất độc vào nước, làm nhiễm độc cư dân trong hồ cá. 
 
Giun lửa 
 
 
Nguồn: Petsforum
 
Loài giun có đốt này rất dễ nhận ra nhờ màu sắc rực rỡ như phát lửa. Một lớp tơ mịn màu trắng giương quanh thân: nhọn, có ngạnh và dễ gãy. Tơ ấy xuyên sâu vào da, gây cảm giác bỏng rát và ngứa, đôi khi rất đau. Hiện tượng này hẳn mang tính vật lý, vì không tìm ra nọc trên tơ. 
 
Cá mù làn bay 
 
 
Cá mù làn bay (photogalery)
 
Cá bơi lừ đừ, vênh vang với bộ da vằn. Vẻ tự tin ấy hẳn do nó có một sức mạnh đáng sợ: nọc cá có độc tố rất mạnh. Cá mang một loại gai lưng rất dài với các rãnh khía xoè ra hai bên như hai cánh. Ngoài cảm giác đau buốt, nọc có thể gây sốc, đặc biệt nguy hiểm với thợ lặn. Chỗ bị thương sưng phù, lâu lành. Trong một số trường hợp, nhiễm độc có thể đưa đến rối loạn tổng trạng, gây tai biến tim hay hô hấp và cả tử vong. 
 
Mực vòng xanh 
 
Đây là loài mực tí hon, tầm vóc không quá 10 cm, nhưng vết cắn rất độc, có thể gây tử vong. "Kẻ sát thủ tí hon" này thường hiện diện trong các vũng nước khi thủy triều xuống. Lấy tay nhặt nó để ngắm là tiếp cận với cái chết. Vết cắn không đau, nhưng gây tê cóng tại chỗ rồi lan ra toàn thân. Trong vòng 1-2 giờ từ tê chuyển sang trạng thái liệt các chi, rồi cơ hô hấp. Ở sinh vật biển, những loài nguy hiểm thường có màu sắc đặc trưng: những đốm xanh dương trên nền vàng. 
 
Cá đuôi chấm xanh dương 
 
Mối nguy hiểm nằm ở những gai chắc, có đốt, ngạnh, mang nọc ở vị trí giữa đuôi. Trong trường hợp bị đe dọa, đuôi cá quất về phía trước như cái roi, gây vết thương rách thịt vô cùng đau đớn, dễ nhiễm trùng. Triệu chứng: sốt, co rút. 
 
Cá hộp 
 
 
Cá hộp. (photogalery)
 
Cá này ít di động, cơ thể được bọc trong một khung xương như chiếc hộp, chỉ để nhô ra những phần linh hoạt như đuôi, vây, mắt. Chất độc dưới da rất mạnh, tiết ra mỗi khi cá toan cắn. Cá nhỏ, thân màu vàng, đuôi xanh dương trông rất đẹp mắt. 
 
2. Cách phòng vệ thụ động 
 
Cầu gai vương miện 
 
 
Cầu gai vương miện (photogalery) Mang các gai dài tua tủa quanh thân, gai có ngạnh như lao móc và dễ gãy. Trừ những động vật săn cầu gai hay những loài có hàm lớn và mạnh, những loài khác nên tránh xa chúng. Nếu sơ ý giẫm phải, cơn đau buốt xuất hiện ngay, dù không thấy nọc ở cầu gai. Gai đâm sâu, khó rút hoặc tiêu đi. Để tránh các biến chứng, cần phải rạch để lấy gai ra. 
 
Sao biển gai 
 
Là sinh vật ăn san hô đáng gờm, mỗi ngày nó nạo sạch khoảng nửa mét san hô tảng, để lại bộ xương khoáng vật trắng. Các sao biển này sống tụ họp lại, thành tấm thảm gai độc. Vết chích của nó rất đau, sưng phồng, tê cóng có thể khiến chỗ bị chích liệt tạm thời. 
 
Cá bò cạp 
 
Thân loài cá miền nhiệt đới này có những mảng da phất phơ như tảo, màu đỏ nhạt, sáng chói dưới ánh đèn. Nhưng trong ánh sáng mờ nhạt dưới biển rất khó nhận ra. Cá có gai độc, nhất là ở vây lưng và ở nắp mang cá. 
 
Cá đá 
 
 
Cá đá (photogalery)
 
Đây là nhà vô địch về nọc độc nơi loài cá, vết chích có thể gây tử vong. Khổ thay, cá ngụy trang khéo, hầu như hoàn toàn bất động trong môi trường, đôi khi nó ở nơi nước cạn và gai dễ dàng xuyên qua đế giày nếu ta đạp phải. Vết chích của cá làm đau dữ dội, đôi khi gây sốc. Vùng bị chích sưng phồng. Nọc còn tác động đến hệ thần kinh, gây co giật, tê liệt, rối loạn tim hay hô hấp, có thể làm thiệt mạng. Đã có huyết thanh kháng nọc cá, hiệu quả nếu được tiêm nhanh, nhưng phải trữ lạnh khi mang theo. Nếu không có huyết thanh hãy rửa vết thương với nhiều nước và nhanh chóng hơ nóng vùng bị chích (đến giới hạn có thể chịu đựng được) nhằm vô hiệu hóa học. Vì nọc thường bị hỏng khi gặp nhiệt. Chẳng hạn nhúng chân bị chích vào nước nóng 48 độ C hay sử dụng máy sấy tóc đến giới hạn có thể chịu đựng được, nạn nhân có cơ may vô hiệu hóa một phần nọc trước khi nó lan rộng. Một giải pháp là dùng bơm tiêm chân không giúp hút một phần nọc. 
 
San hô lửa 
 
Những nhánh san hô có màu vàng, viền sáng, hiện diện ở vùng đá ngầm không sâu lắm. Dù mang tên san hô, nó thực sự thuộc nhóm thủy túc. Chạm phải san hô lửa, nạn nhân đau nhói tức khắc, nổi chấm đỏ trên da, đôi khi phản ứng mạnh hơn, với cảm giác nóng bỏng đi kèm, dễ gặp nguy cơ nhiễm trùng. 
 
3. Dùng vũ khí hoá học 

Hải quỳ 
 
Động vật này trông như đoá hoa cử động được, nhưng thường ở yên một chỗ, bám vào đá ngầm. Nó vẫn phải ăn để sống. Không thể đuổi theo con mồi, nó nhờ đến các xúc tu gây ngứa. Khi con mồi tiến đến gần, xúc tu gây ngứa phóng ra cơ man ngòi nọc li ti khiến con mồi ngứa ngáy và nhanh chóng tê liệt. 
 
Mực 
 
Mực thích ăn cua, tôm và những loài giáp xác khác. Bắt loại mồi vỏ cứng này chẳng khó khăn lắm nhờ chúng có cả nghìn giác mút. Nhờ cái mỏ cứng, mực đục một lỗ trong vỏ cứng của con mồi rồi tiêm nước bọt vào, làm liệt con mồi, các mô hoá lỏng và mực chỉ việc hút. 
 
Sứa 
 
Có loài vô hại, có loài đáng sợ. Một loài sứa thân không lớn lắm, đường kính 10 cm, nhưng kéo theo sau những sợi dây dài đến 10 m giúp nó bắt được các phiêu sinh vật. Những sợi này gây ngứa dữ dội cho người nếu bị chạm phải. Trong những loài sứa nhiệt đới, sứa được mệnh danh "ong vò vẽ của biển", đường kính chỉ vài phân, nhưng có thể gây chết người. (Hiện đã có huyết thanh kháng nọc sứa). 
 
4. Cấm xâm phạm lãnh thổ 
 
Chúng chọn sống trong một khoảng không gian tối thiểu. Kẻ nào xâm nhập ranh giới này sẽ bị tấn công ngay.
 
 
Cá lịch (photogalery)
 
Cá lịch 
 
Chỉ sống quanh quẩn trong hang. Từ cửa hang, chúng nhìn ngắm thế giới, nhưng bằng đôi mắt kém nên dễ trở nên hung hăng hơn. Bạn sơ ý chạm tay vào cửa hang, cá lịch cắn ngay, vết cắn rất độc, lâu lành. 
 
 
Cá phẫu thuật. (photogalery)
 
Cá phẫu thuật 
 
Là động vật ăn rong, thường lui tới vùng nước không sâu lắm, đặc biệt ở vùng san hô, nơi có nhiều loài rong ngắn. Thay vì di chuyển theo đàn, chúng lại rải ra, mỗi con bảo vệ một vườn rong rộng vài mét vuông. Chúng phục kích chớp nhoáng, đuổi kẻ xâm lược. Vũ khí là "dao mổ" ở hai bên cuối đuôi. Cái gai màu cam này bình thường gập về phía trước, sẽ dựng đứng lên khi chiến đấu. Cá trưởng thành thân dài 40 cm, gai dài 3 cm, sắc như dao, chỉ một cái vẫy đuôi, gai có thể xuyên thủng áo lặn.

(Theo Kiến thức ngày nay, Science & Nature)

    Bài cùng chuyên mục

    • Giải cứu cá voi tại Australia

      Các tình nguyện và nhân viên cứu hộ phải chạy đua với thời gian để cứu những con sống sót, trong số gần 200 cá voi và cá heo mắc cạn trên đảo King, bang Tasmania của Australia tối 1/3.

    • Động vật dưới nước làm tăng nhiệt độ trái đất

      Những động vật kiếm mồi dưới đáy các nguồn nước liên tục thải ra chất nitơ oxit (N2O), một chất khí có khả năng làm tăng nhiệt độ địa cầu.

    • Cá sống trên cạn

      Lối sống kỳ lạ của cá lon mây Thái Bình Dương đã rọi ánh sáng vào quá trình tiến hóa để “xâm chiếm” đất liền của động vật.

    • Gắn thẻ theo dõi động vật săn mồi ở Thái Bình Dương

      Các nhà khoa học nhận thấy, tồn tại 2 khu vực lớn ở biển Bắc Thái Bình Dương vốn là miền đất hứa cho các sinh vật biển, thu hút một mảng đa dạng của các động vật ăn thịt trong các mô hình phân bố được dự đoán theo mùa. Kết quả thu được từ dự án gắn thẻ theo dõi cho các động vật săn mồi ở biển Thái Bình Dương (TOPP) được công bố trên Tạp chí Nature, số ra ngày 22 tháng 6 năm 2011.

    • Cá voi xanh xoay 360 độ để săn mồi

      Các nhà khoa học mới đây phát hiện thấy cá voi xanh thực hiện các màn nhào lộn dưới nước để tấn công con mồi từ bên dưới. Họ đã ghi lại được khả năng cơ động đáng ngạc nhiên của sinh vật khổng lồ này. Họ phát hiện thấy những con cá voi quay 360 độ để tự định hướng cho một cuộc tấn công bất ngờ.

    • Loài sứa lớn nhất thế giới ở biển Trắng

      Trôi nổi giống như một trái cây khổng lồ ở các vùng biển băng giá của biển Trắng thuộc miền bắc nước Nga, sứa bờm sư tử (tên khoa học Cyanea capillata) được cho là loài sứa lớn nhất thế giới. Nó khổng lồ đến mức nào?

     
     

    • Thiết kế web

      www.webdesign.vn

      Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

    • Tin kinh tế

      www.tinkinhte.com

      Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

    • Tin sức khỏe

      www.tinsuckhoe.com

      Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

    • Tin khoa học

      www.tinkhoahoc.com

      Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

    • Tin pháp luật

      www.tinphapluat.com

      tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

    Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

    Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

    Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

    Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

    Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.