Những tên săn trộm rất kiên trì săn bắt những con báo tuyết. Chúng sẵn sàng vượt núi trèo đèo theo dấu và đặt bẫy, với hy vọng bắt được báo tuyết – dù chỉ 1 con. Thậm chí, bọn săn trộm còn thú nhận rằng trò tìm bắt báo quả là nguy hiểm bởi cái chết có khi đến với chúng bất ngờ nhưng không chịu từ bỏ.
Báo tuyết (còn gọi là irbis) là loài động vật khá tinh anh. Các chuyên gia về động vật thừa nhận rất khó phát hiện loài báo lớn này trong môi trường thiên nhiên. Những người làm việc tại khu bảo tồn Sayano-Shushensky của Nga xác nhận từng thấy con thú đáng yêu ấy có từ... 35 năm về trước.
Báo tuyết có thể xuất hiện nơi vùng ven khu bảo tồn và biến mất trong giây lát. Tại Nga, báo tuyết sống trong vực núi Altay-Sayan thuộc Siberia. Không ai biết chính xác có bao nhiêu báo tuyết sống trong khu vực, chỉ vì báo tuyết luôn ẩn cư trong những địa hình núi non hiểm trở nhất mà con người khó lòng đặt chân đến. Các nhà chuyên môn ước tính khoảng 150 con.
Những tên săn trộm rất kiên trì săn bắt con thú duyên dáng này. Chúng sẵn sàng vượt núi trèo đèo theo dấu và đặt bẫy, với hy vọng bắt được báo tuyết – dù chỉ 1 con. Thậm chí, bọn săn trộm còn thú nhận rằng trò tìm bắt báo quả là nguy hiểm bởi cái chết có khi đến với chúng bất ngờ nhưng không chịu từ bỏ.
Báo tuyết - irbis là loài động vật khá tinh anh (Ảnh: novgorod.net)
Một phiên tòa tại Altay (Siberia) mới đây đã công bố mức án khá nặng đối với một nhóm buôn lậu động vật quốc tế, trong đó có 1 người Nga và 2 đồng phạm người Mông Cổ. Cảnh sát đã tịch thu ít nhất 15 bộ da báo tuyết từ những kẻ săn trộm thú. Chúng sẽ phải ngồi tù tối đa 3 năm trong trại giam, chưa kể phải nộp hàng ngàn USD tiền phạt.
Những nơi hủy diệt nhiều báo tuyết nhất là Ấn Độ, Nepal, Pakistan và Trung Quốc. Người phát ngôn Quỹ thú hoang thế giới tại Siberia, Tatiana Chuprova, cho biết: “Những người giàu có ở khu Altay (Nga) rất mê treo bộ da báo tuyết trong nhà để trang trí. Có rất nhiều đơn đặt hàng quan trọng quanh bộ da báo tuyết”.
Nạn buôn lậu quốc tế thú hoang và chim có trong Sách Đỏ mới đây được xác nhận ngày một nghiêm trọng hơn. Bọn săn trộm và buôn lậu động vật quốc tế “chuyển hàng” đến Kazkhstan, Trung Quốc, châu Âu và Mỹ. Bọn săn trộm thậm chí còn xuất khẩu trái phép các loài kền kền quý hiếm sang các nước Arập – nơi chim mồi được dùng để săn bắt chim ưng.
Năm 2005, các viên chức thuế quan khu vực Krasnoyarsk của Nga bắt được 1 người đàn ông âm mưu đưa 19 con kền kền ra nước ngoài. Khi khám xét xe hơi của anh ta, họ phát hiện 3 con đã chết vì ngộp. Giá mỗi con kền kền lên đến 50.000 USD trên thị trường chợ đen quốc tế.