Thiên nhiên hoang dã: Rồng Komodo - Quái vật thời tiền sử
Rồng Komodo (Varanus komodoensis) là một loài thằn lằn lớn được tìm thấy ở đảo Komodo, Rinca, Flores, Gili Motang, và Padar.[4] Nó là thành viên của Họ Kỳ đà (Varanidae), và là loài thằn lằn lớn nhất còn sinh tồn, chiều dài tối đa 3 mét (10 ft) trong vài trường hợp hiếm và nặng khoảng 70 kilôgam (150 lb).[4]
Kích thước lớn bất thường của chúng tượng trưng cho sinh vật khổng lồ đảo, khi không có sinh vật ăn thịt lớn nào chiếm hốc sinh thái trên đảo mà chúng sống.[5][6] Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy rồng Komodo có thể xem như một quần thể còn sót của một loài kỳ đà rất lớn từng sống tại Indonesia và Australia, cùng với các động vật lớn,[1] tuyệt chủng sau Pleistocene. Các hóa thạch này rất giống V. komodoensis tìm thấy ở Australia cách đây hơn 3.8 triệu năm ở đảo Flores.
Nhờ kích thước lớn, loài thằn lằn này chiếm giữ hệ sinh thái mà chúng sống.[7] Rồng Komodo săn các loài động vật không xương sống, chim, và động vật có vú. Chúng có hai tuyến nọc độc ở hàm dưới tiết ra nhiều loại protein độc. Tập tục săn mồi theo nhóm của rồng Komodo là ngoại lệ trong thế giới bò sát. Chế độ ăn uống của rồng Komodo lớn chủ yếu gồm hươu nai và xác thối.[4] Rồng Komodo đôi khi cũng tấn công con người tại khu vực tây Manggarai.[8]
Mùa giao phố bắt đầu từ giữa tháng 5 và tháng 8, và đẻ trứng vào tháng 9. Khoảng 20 trứng được đẻ vào tổ các loài thuộc họ Gà tây bị bỏ hay các hang do chúng tự đào.[4] Trứng ấp trong bảy hay chín tháng, nở vào tháng 4, khi côn trùng phong phú nhất. Rồng Komodo non để bị thương tổn vì vậy thường trốn trên cây, an toàn khỏi động vật ăn thịt và các con trưởng thành ăn thịt đồng loại. Chúng cần 8 tới 9 năm để trưởng thành, và được cho sống tới 30 năm.[4]
Rồng Komodo được ghi nhận lần đầu bởi một nhà khoa học phương tây năm 1910.[9] Kích thước lớn khiến chúng thường được nuôi trong vườn thú. Trong tự nhiên, phạm vi sinh sống của chúng thu nhỏ do các hoạt động của con người, chúng được liệt kê vào danh sách sắp nguy cấp bởi IUCN.[2] Rồng Komodo được bảo vệ theo pháp luật Indonesia, và vườn quốc gia Komodo.