Côn trùng “gọi điện thoại” cho nhau qua lá cây

 Nhà sinh thái học người Hà Lan Roxina Soler và các đồng nghiệp của cô đã khám phá ra rằng các côn trùng ăn cỏ sống ở dưới mặt đất và trên mặt đất có thể giao thiệp với nhau bằng cách sử dụng thực vật như những chiếc điện thoại.

 
Hình minh họa sự truyền đạt giữa những loài côn trùng ăn cỏ sống trên mặt đất và sống ở dưới mặt đất. (Ảnh: Tổ chức nghiên cứu khoa học Hà Lan)
 
Những con côn trùng sống dưới mặt đất phát ra những tín hiệu cảnh báo thông qua lá của cây. Bằng cách này, những con côn trùng sống ở trên mặt đất sẽ được cảnh báo rằng cây đó đã “bị chiếm giữ”. 
 
Những con côn trùng ăn lá sống trên mặt đất thích những loại cây chưa bị những con côn trùng ăn rễ cây sống ở dưới mặt đất chiếm giữ hơn. Côn trùng sống dưới mặt đất sẽ phát ra những tín hiệu hóa học thông qua lá của cây để cảnh báo cho côn trùng sống trên mặt đất về sự hiện diện của chúng. Việc truyền thông tin này sẽ giúp cho những loài côn trùng bị tách biệt nhau về không gian có thể tránh được nhau để mà chúng có thể không chủ tâm cạnh tranh nhau cùng một cái cây. 
 
Trong những năm gần đây người ta đã khám phá ra rằng các loại côn trùng sống trên mặt đất khác nhau phát triển chậm nếu chúng ăn cùng loại cây mà những “cư dân” dưới mặt đất cũng lấy làm thức ăn và ngược lại. Dường như có một cơ chế phát triển thông qua sự chọn lọc tự nhiên giúp cho côn trùng sống trên mặt đất và côn trùng sống dưới mặt đất phát hiện ra nhau. Điều này sẽ tránh được sự cạnh tranh không cần thiết.
 
Đường dây điện thoại xanh 
 
Thông qua “những đường dây điện thoại xanh”, côn trùng sống dưới mặt đất còn có thể truyền đạt thông tin với loài thứ ba, điển hình như kẻ thù tự nhiên là những con sâu bướm. Ong bắp cày sống kí sinh sẽ đẻ trứng trong những con côn trùng sống ở trên mặt đất. Ong bắp cày cũng hưởng lợi từ những tín hiệu linh động phát ra từ lá cây do những tín hiệu này cho chúng biết địa điểm chúng có thể tìm kiếm một vật chủ tốt để chúng đẻ trứng kí sinh. Sự giao thiệp giữa côn trùng sống trên mặt đất và sống dưới mặt đất không chỉ được nghiên cứu ở một vài hệ thống. Người ta vẫn chưa biết rõ về việc hiện tượng này lan rộng như thế nào. 
 
Nghiên cứu được tiến hành thực hiện tại Viện sinh thái Hà Lan (NIOO-KNAW) dưới sự tham gia của Roxina Soler, Jeffrey Harvey, Martijn Bezemer, Wim van der Putten và Louise Vet. Đây cũng là một nghiên cứu thuộc dự án tiến sĩ được Cuộc thi tự do của trung tâm nghiên cứu NWO Earth and Life Sciences tài trợ.

(Theo THANH TÂM-ScienceDaily, Sở KHCN Đồng Nai)

    Bài cùng chuyên mục

    • Ruồi giấm quay trở lại châu Phi

      Những bộ gene của ruồi giấm (Drosophila melanogaster) cho thấy sự chọn lọc tự nhiên và và những con ruồi này quay trở lại Châu Phi. Công bố này được xuất bản trên tạp chí Di truyền học và tạp chí PloS Genetics trong tháng này.

    • Gần 1/4 loài ong nghệ ở châu Âu có nguy cơ tuyệt chủng

      Liên minh quốc tế bảo tồn thiên nhiên (IUCN) đưa ra cảnh báo gần 1/4 loài ong nghệ ở châu Âu đối diện nguy cơ tuyệt chủng, chủ yếu do biến đối khí hậu và tình trạng khai thác đất nông nghiệp quá mức.

    • Phát hiện côn trùng lưỡng cư đầu tiên

      Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện một số loài sâu bướm có thể sống vô thời hạn trên cạn cũng như dưới nước.

    • Nấm giúp bọ cánh cứng tiêu hóa gỗ

      Theo một nhóm các nhà côn trùng học và hóa sinh học, một loại nấm nhỏ ít được biết đến có trong ruột của bọ cánh cứng sừng dài Châu Á đã giúp chúng nhai cả được loại gỗ cứng nhất. Thêo các nhà khoa học, khám phá này có thể dẫn đến các phương pháp cải thiện việc kiểm soát côn trùng gây hại, đồng thời tìm ra các phương pháp hiệu quả hơn trong việc phân nhỏ sinh khối thực vật nhằm sản xuất nhiên liệu sinh học.

    • Gien đề kháng: 2 gien - 1 "giá"

      Tội gì chỉ đề kháng một loại thuốc trừ sâu khi có khả năng đề kháng hai? Điều đó dường như là một điều quá ư đơn giản, thậm chí đối với muỗi. Tuy vậy, trong thực tế, sự thay đổi này ở côn trùng lại làm chúng yếu đi ở những mặt khác, do đó số lượng ko phải là tất cả. Một nghiên cứu mới nhất lại đem vấn đề trở về vạch xuất phát, khi cho rằng hai gien đề kháng sẽ tốt hơn, hoặc ít nhất cũng không làm côn trùng phải trả giá nhiều hơn việc chỉ có một gien.

    • Ngôn ngữ đáng ngạc nhiên của loài ruồi

      Nhóm các nhà khoa học đã phát triển một cách mới giúp quan sát thế giới thông qua đôi mắt của một loài ruồi phổ biến và phần nào giải mã được phản ứng của loài côn trùng này trước sự thay đổi trong thế giới xung quanh nó. Công trình đã thay đổi cơ bản những quan niệm trước đây về chức năng mạng lưới thần kinh và có thể cung cấp nền tảng cho các máy tính thông minh mô phỏng những tiến trình sinh học này.

     
     

    • Thiết kế web

      www.webdesign.vn

      Giải pháp công nghệ phát triển web trực tuyến chuẩn SEO mạnh nhất thế giới hiện nay...

    • Tin kinh tế

      www.tinkinhte.com

      Tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, nhà đất, công nghiệp, doanh nghiệp, giao thương,...

    • Tin sức khỏe

      www.tinsuckhoe.com

      Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe gia đình, thông tin thuốc, phòng khám, nhà thuốc,...

    • Tin khoa học

      www.tinkhoahoc.com

      Tin khoa học, công nghệ, Hi-Tech, khoa học hình sự, huyền bí, thế giới động vật,...

    • Tin pháp luật

      www.tinphapluat.com

      tin pháp luật, Hình sự, kinh tế, văn bản luật, mẫu văn bản, luật sư, tư vấn luật,...

    Khám phá thế giới động vật, động vật hoang dã: Khủng long, Rắn chuông, Sư tử châu phi, Chó ngao, Đại bàng, Cá mập,...

    Trang chủ   |   Liên hệ   |   Tài trợ - Quảng cáo    |   RSS

    Copyright 2014 -   thegioidongvat.net

    Hotline: 0983 006 168   |   Email: thegioidongvat.net@gmail.com

    Đề nghị đặt liên kết và ghi rõ nguồn "Thế giới động vật .net " khi bạn trích dẫn, đăng lại thông tin từ thegioidongvat.net.