Khả năng diệu kỳ của động vật
1. Dơi nhờ phát ra được sóng siêu âm và hiểu được sóng âm dội trở lại mà có thể tránh được chướng ngại và tóm gọn côn trùng khi đang bay. Khả năng sinh học này được gọi là hệ thống định vị bằng siêu âm, và nó cũng được cá heo sử dụng để di chuyển trong bóng tối.
(Ảnh: Hawaii.edu)
2. Cá mập có các tế bào đặc biệt trong não nhạy cảm với điện trường do các loài sinh vật dưới nước khác phát ra. Khả năng này rất tinh tế ở một vài loài cá mập đến mức chúng có thể phát hiện những con cá giấu mình dưới cát có điện trường rất yếu.
(Ảnh: tahiti.pictures-pacific.com)
3. Trăn Nam Mỹ (boa) có các cơ quan nhạy cảm nhiệt nằm giữa mắt và lỗ mũi giúp nó dò được thân nhiệt con mồi. Mỗi bên đầu loài trăn này có một cơ quan như thế, nên nó có thể nhận được khoảng cách và tấn công con mồi chính xác ngay cả trong bóng tối.
(Ảnh: Aqvaterra.com)
4. Mèo có lớp màng giống như gương đằng sau hai mắt giúp nó khả năng săn mồi và di chuyển trong đêm tối. Được gọi là “tapetum lucidum”, lớp màng này phản chiếu ánh sáng đi xuyên qua võng mạc, mang lại cho mắt mèo thêm khả năng “bắt” được các photon.
(Ảnh: Arikah.net)
5. Chiếc lưỡi rắn thụt ra thụt vào trông phát khiếp, song đó là cách “đánh hơi” môi trường xung quanh của chúng. Rắn dùng lưỡi để thu thập các phần tử bay lơ lửng trong không khí, sau đó nó rụt lưỡi vào hốc đặc biệt nằm trên vòm miệng, gọi là cơ quan Jacobson. Tại vùng này, các mùi được xử lý và chuyển thành tín hiệu điện gửi đến não.
(Ảnh: hr-rna.com)
6. Đối với loài bướm đêm, cụm từ “tình yêu nằm trong không khí” rất đúng, bởi vì nó có thể dò được tín hiệu hóa học gọi là “pheromone” phát ra từ con bướm khác giống ở cách xa hơn chục kilômét.
(Ảnh: birdsandblooms)
7. Thường thì chuột không được tinh mắt, nhưng bù lại chúng có hàng ria mõm cực kỳ nhạy cảm. Chuột sử dụng những sợi ria mép dài để thăm dò xung quanh, bằng cách cọ sát ria lướt qua vật thể, chuột và loài gặm nhấm khác hình dung được những gì bên cạnh chúng.
(Ảnh: animalliberationfront)
8. Nhiều loài chim, đặc biệt là chim di trú, biết sử dụng từ trường trái đất để xác định hướng bay trong suốt hành trình. Các nhà khoa học vẫn còn chưa biết chắc loài chim vận dụng nó như thế nào, nhưng một nghiên cứu mới đây cho thấy chim có lẽ có một dạng cảm giác kép (synesthesia) giúp chúng ”thấy” được những tuyến từ như là mẫu sắc màu hay ánh sáng phủ lên môi trường thị giác xung quanh chúng.
(Ảnh: Pbase.com)
9. Một số loài cá giống như cá đực sử dụng bong bóng khí để... “nghe”. Bong bóng dò được những rung động âm thanh và truyền vào tai trong. Các tế bào lông tai trong sẽ phản ứng lại những rung động âm thanh rồi truyền thông tin âm thanh đến não của chúng.
(Ảnh: gulfofmaine)