Loài voi Việt Nam được thuần dưỡng từ thời Hai Bà Trưng chống quân Hán và từ thời bà Triệu, loài voi cũng được xem như những chiến binh dũng cảm trong các trận chiến.
Bạn có từng thắc mắc loài voi mà Hai Bà Trưng từng cưỡi đánh trận, những con voi được dùng làm chiến binh trong các trận đánh trong lịch sử Việt Nam là giống voi gì hay không? Loài voi được đề cập ở đây là voi Việt Nam, giống con voi sinh sống, phân bố tại Việt Nam, gắn bó với đời sống, lịch sử, văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Là loài động vật từng phân bố khắp các vùng miền ở Việt Nam, gắn bó với sản xuất, chiến đấu và văn hóa của các dân tộc ở Việt Nam.
Voi Việt Nam thuộc nhóm voi châu Á, theo lịch sử, việc thuần dưỡng voi là từ thời Hai Bà Trưng chống quân Hán và bà Triệu, họ đã dùng voi vào trong chiến trường đánh quân Ngô (con voi trắng một ngà). Voi được các triều đại phong kiến Việt Nam sử dụng rất nhiều vào trong quân sự lẫn dân sự, voi nhà và voi rừng chiếm tỉ lệ nhiều. Đến thời Quang Trung, voi là một trong những chiến binh cừ khôi nhất, giúp nhà vua đánh Chúa Trịnh dẹp Chúa Nguyễn, đánh ngoại bang quân Thanh, quân Xiêm.
Voi có thể được săn bắt bằng nhiều cách. Ở nhiều nước châu Á khác, voi được bắt bằng cách đóng một vòng rào bằng cây gỗ chắc chắn rồi lùa voi rừng vào nhốt lại, hoặc săn bắt voi vào mùa nước lớn, lùa voi bằng xuồng. Thợ săn dùng giáo nhọn đâm lùa voi. Ở Việt Nam thì dùng thòng lọng để bắt voi.
Voi Việt Nam cũng giống như Voi châu Á, cặp ngà voi dài. Thân cũng không lớn bằng các loài Voi châu Phi, ăn các loài thực vật chủ yếu trái cây, thân các cây mềm như cây chuối.
Lông đuôi voi dân gian thường quan niệm rằng nó có thể trừ được ma quỷ, nên mọi người thường lấy lông đuôi voi làm các đồ trang sức cho riêng mình.
Đổi lại lông đuôi voi bị người ta rứt trộm nhiều, voi ngày càng ít thì số lông ở phần đuôi cụt ngủn tìm được con nào đầy đủ lông ở phần đuôi là rất khó.
Hiện voi hoang dã đang trong tình trạng nguy cấp và chỉ hay xuất hiện ở Tây Nguyên, đặc biệt là Đắk Lắk.
Ngày nay, voi nhà có nhiều điều đáng lo ngại là việc sinh đẻ của loài voi trong thời gian qua khá khiêm tốn, nhất là đàn voi nhà có thể được coi là bị "vô sinh" vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có một số nguyên nhân chính như: voi thiếu môi trường để sinh sống và sinh hoạt để di truyền nòi giống, voi bị khai thác phục vụ du lịch đến mức kiệt quệ, voi bị bệnh nhưng có giải pháp điều trị.
Bản Đôn được xem là nơi vương quốc loài voi ở tỉnh Đắk Lắk là nơi có đàn voi rừng và voi nhà nhiều nhất Việt Nam với số lượng khoảng 80 - 110 con voi rừng và 61 con voi nhà.
Đàn voi rừng và voi nhà đang ngày càng giảm sút số lượng và đứng trước nguy cơ chỉ còn trong huyền thoại.
Theo Kiến Thức